Trang chủ

BẢN THÂN MÌNH TỐT HƠN , XÃ HỘI SẼ TỐT HƠN


Người ta nói, mỗi người đều có góc nhìn như một cái giếng, học nhiều hơn, trí tuệ thâm sâu hơn thì giếng của mình lớn hơn, kiến thức của mỗi người của mõi người trong vũ trụ này thật nhỏ bé.

Càng đi nhiều, càng nghe nhiều, mới thấy mình còn quá nhỏ bé, người sinh ra, 2 tai, nhưng chỉ có một miệng là vậy, bởi tạo hóa muốn chúng ta lắng nghe nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn.

Chính có một sở thích, là khi đi đâu, ngồi trên xe, nếu thấy anh chị nào mà lớn tuổi, độ tuổi mà sống chuyển giao giữa hai thế hệ, là chính sẽ nhờ họ, kể về những gì họ biết về lịch sử, về địa danh của Sài Gòn, của đất nước Việt Nam.

Vì sao gọi là Ngã 5 chuồn chó, ngã tư 7 Hiền… mình hay tò mò về các địa danh này lắm, vì sao trước kia, người ta lại gọi Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông, nhưng bây giờ, thế hệ chúng con lớn lên, có thấy gì là Hòn Ngọc Viễn Đông  nữa đâu. Các cô chú mà có nguồn gốc gia đình chuyển giao giữa hai chế độ, họ sẽ cho chúng ta hiểu được các lịch sử của đất nước mình.

Cuộc sống của chúng ta hiện tại, có những cái tốt, những cái chưa được tốt, nhiệm vụ của chúng ta là phát huy cái tốt, cố gắng hoàn thiện mình, để bản thân mình được tốt, khi bản thân chúng ta đều tốt, thì xã hội tốt, đừng chằm chằm vào cái không tốt để vạch ra, tìm nguyên nhân,, mà hãy tập trung vào cái tốt. Mình có đọc đâu đó của luật hấp dẫn “ Hãy tập trung vào điều mình muốn, đừng tập trung và cái mình không muốn”  Hãy tập trung vào “ Tôi muốn giàu” đừng tập trung vào cái “ tôi không muốn nghèo”.



Tình cờ, có lần mình đi qua nước Thái lan, mình thấy nước bạn có rất nhiều điểm hay, chúng ta có thể áp dụng để giúp bản thân mình được tốt hơn.

1.     Ở nước họ rất quan tâm về sức khỏe, họ khám chữa bệnh miễn phí cho người dân, nếu như vậy người dân sẽ thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ hơn, giúp cuộc sống họ được tốt hơn.

2.     Tất cả trẻ con đều học ở chùa, được chùa lo học phí, vậy là mọi con em đều được tới trường học tập, được tiếp thu các văn hóa tốt.

3.      Cách họ khai thác du lịch rất hay, dù là ở họ phong cảnh chẳng có gì là đẹp..

 

Yếu tố khiến mình thích nhất đó là cả y tế và giáo dục đều tạo điều kiện tối đa, để con người được phát triển… tài sản quý nhất đó chính là con người, chứ không phải thiên nhiên, của cải vật chất.

 

Khi một con người được đào tạo, đươc trau dồi, được tạo điều kiện phát triển tối đa bản thân, thì sẽ tạo ra một xã hội văn minh, đáng sống. Dân giàu ắc nước mạnh.

 

Từ trước, con người của mình rất ích kỷ, tham lam, nóng tính, lúc kia á, đứa nào mà học giỏi hơn, là mình cố gắng để hơn nó, điểm cao hơn nó, đứa nào mà cãi nhau về một vấn đề nào đó, là mình cãi đến cùng, ghét ý kiến của nó…  lúc xưa thì con người mình thế á. Thấy mắc cười không nào.

 

Thật sự phải tốn thời gian rất lâu để mình luyện tập, đọc sách, nghe audio, tập thiền, tư duy tích cực, sống lạc quan, người bớt sân si… cảm thấy cuộc sống này ý nghĩa vô cùng.

Để tập các thứ này, tốn cũng không ít thời gian đâu nhé, quan trọng nhất là bản thân mình phải kỷ luật để vượt qua các giai đoạn đó.

 

Nguyễn Đình Chính

 

 

 

 

 

LẤY VỢ TUỔI 27

Tuổi 27, tuổi với nhiều chàng trai, vẫn thích ham chơi, vẫn thích sự tự tại, sự ham chơi vẫn còn ưu tiên hơn sự nghiệp, nhiều lúc mình cũng nghĩ như vậy, thích ước mơ, có nhà lầu, có xe riêng, rồi mới cưới vợ, cái kiểu như các bộ phim mình vẫn hay xem.



Nhưng chợt nghĩ lại, thì 27 không phải là lớn hay nhỏ, mà lớn hay nhỏ là ở cách mình nghĩ, mình nhận xét về mình. Có nhỏ không, khi đã 4 năm kinh doanh, lập nghiệp, còn nhỏ không khi đã từ lâu, đã tự tập cho mình sự tự lập.

Các thầy hay nói với tôi rằng, hãy lấy vợ, tay đeo nhẫn, đeo đồng hồ, là chàng trai đã chững chạc, mọi suy nghĩ của bạn đều chính chắn khi đã có gia đình. Bây giờ, tôi mới cảm nhận được phần của câu nói đó, tự dưng thấy mình phải trách nhiệm, không chỉ với mình, mà giờ là cả với vợ, gia đình nhỏ của mình,  đôi lúc mình nghĩ sẽ có nhà có xe, trước khi lấy vợ, nhưng thật sự đó là nghĩ, là ước muốn , chưa bao giờ coi đó như là sự gấp gáp, như hơi thở.



Bây giờ, chưa gì đôi lúc mình nghĩ, mình phải quyết liệt, chứ không lẽ để vợ con phải ở nhà thuê sao, phải đi xe máy giữa thời tiết nắng nóng ở Sài Gòn sao, những suy nghĩ đó bỗng trở nên gấp hơn bao giờ hết.

Trước giờ mình vẫn ao ước, mình có nhà rộng, có sân vườn, ở nơi đó, có ba mẹ, có vợ, có con , cả gia đình ba thế hệ ngồi bên nhau, sống với nhau vui vẻ, hạnh phúc.
Ước muốn đó, càng thôi thúc khi mà thời gian trôi qua, tóc ba mẹ càng bạc, sức khỏe thì đâu còn như trước, trọn vẹn hơn khi mình làm nhanh hơn, cố gắng hơn nữa.

Động lực lớn hơn bao giờ hết.

Nguyễn đình Chính

CẢM ƠN EM ĐÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG TÔI

Hôm qua, có một người bạn hỏi tôi, lúc ban đầu làm Bánh Cuốn Tây Sơn có khó khăn gì không, bạn là người đi giao luôn hả?

Câu hỏi, khiến mình nhớ lại quảng thời gian rất đáng nhớ.

Lúc đầu, mình là người cuốn Bánh, mình cũng là người đi giao, hồi đó, không có điện thoại để rà đường, toàn là vừa đi vừa hỏi đường, cứ như vậy mà mình rất quen thuộc đường Sài Gòn.

Lúc đầu làm, mình không có xe máy gì cả, có được chiếc xe đạp, của thằng Huy, thằng bạn Đại học ra làm chung với mình thời gian đầu, ban đầu làm không có xe, nó chạy xe đạp từ Thủ Đức xuống tận Tân Phú, nơi mà mình bắt đầu làm Bánh cuốn, chiếc xe đạp đó gắn liền với mình khoảng thời gian dài.

Nhớ lần đầu tiên đi giao đơn xa, tận dưới đại học Bách Khoa Tp Hcm, lúc đó là giao bánh cho cô Oanh, để các thầy cô kịp ăn trong giờ nghỉ trưa, để chuẩn bị vào tiết học buổi chiều. Đạp xe đạp hì hụt từ Tân Phú xuống đến nơi, mồ hôi nhỡ nhãi, bị trễ hết 15 phút, nhưng thấy mặt mày tái mét, mồ hôi ướt đẫm, cô không la vì trễ, mà cô cảm ơn, cho thêm mình 20 ngàn tiền ship.hi 

Nó bắt đầu với nhiều chuyện vui như vậy đó.

Cảm ơn thằng Huy, đã cho mượn chiếc xe đạp thần thánh.

Sau thì mình mượn được chiếc xe máy của bà chị, để đi giao hàng, nhờ chiếc xe của chị mà công việc phát triển hơn, giao được nhiều và tiện lợi hơn.

Thời gian sau, chị có việc nên lấy lại chiếc xe để làm việc, thì mình lại mượn được chiếc xe của cô bạn gái, chỉ vỏn vẹn 1 tuần, chiếc xe đã bốc hơi theo ăn trộm, vậy là tiêu, đã không có xe đi làm, làm thì chưa ra tiền, thì lại mất chiếc xe mượn, lúc bấy giờ, xe đã không có, tiền cũng không có tiền mua xe để đền.

Chiếc xe đó là của bạn gái mình, nên mình cũng không phải đền vội, mà mình hẹn làm sẽ trả,hi cũng hênh. Bạn gái ấy chính là người vợ của mình sau này, Bùi Thị Tuyết Mai.


Lúc bấy giờ, mình lấy tiền đi mua chiếc xe cúp 1,8 triệu, để tiếp tục công việc đi giao hàng, nói đến xe cup là thôi rồi, xe hay tắt máy khi trời mua, đi tới đèn đỏ thì cũng tắt máy,,, giao bánh vừa lo trễ, vừa lo xe bị hư. Cứ âm thầm làm vậy một thời gian, chị gái đã xong công việc, mình lại tiếp tục mượn được chiếc xe của chị để đi làm.


                    XE MƯỢN CỦA CHỊ 3


             CẢM ƠN EM- ĐÃ CHO ANH MƯỢN XE

Cuộc đời, có rất nhiều cái may mắn, luôn có người giúp đỡ khi bạn cần, các khó khăn chỉ là thử thách để giúp mình kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn thôi.

Thời gian đó, là vất vả, nhưng với mình chưa phải là vất vả nhất, bởi mình làm và có tiền, là mình thấy rất vui, mồ hôi của mình đã giúp mình có tiền, giúp mình từng bước mang " Bánh cuốn Tây Sơn" ra khỏi ao làng.

Lúc nhỏ cực lắm, lúc nhỏ mình ước, mình lớn thật nhanh, nhanh nữa, để được đi làm, bởi lúc nhỏ cả nhà làm rất nhiều, nhưng mãi không ra tiền, bởi làm nông, bỏ sức , bỏ công để có cái ăn, chứ hồi đó không biết làm gì để có tiền, nhà thì 6 anh chị em đi học. Nên mình rất muốn mình lớn nhanh để được đi làm.

Thời gian cứ thế trôi đi, dần sau mình có mấy bạn làm việc chung, các bạn ấy, cũng là người ở quê, mới tốt nghiệp đại học xong, vô làm chung với mình, mình cũng dành ra ít tiền, cho các bạn ấy mua mấy chiếc xe cũ để đi giao hàng, rồi làm có lương thì trả dần dần cho mình. Cứ vậy, mấy anh em làm tới.

Cảm ơn các bạn lắm.

Đó là những khoảng thời gian ấn tượng vô cùng.



NGUYỄN THÁI DUY - NGƯỜI TRUYỀN LỬA BẤT TẬN

Nguyễn Thái Duy, người mà tôi gọi thầy, xưng con. Bởi tôi rất mến, mà nể thầy ấy. Thầy cho tôi những kiến thức kinh doanh, cách sống, tôi mến thầy bởi sự giản dị nhưng tâm hồn cao cả. 

Thầy là người miền trung, dáng người nhỏ, sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, cũng na ná giống hoàn cảnh của tôi.

Thầy nói lắp, nhưng lại đang là người truyền lửa bất tận cho thế hệ doanh nhân trẻ như tôi. Cảm giác nói lắp, mà khi muốn nói ra điều gì, là phải nổi gân cổ, mới nói ra được, cũng chính vì vậy, thầy truyền cho chúng tôi năng lượng rất lớn. Tôi cũng là người nói lắp, tôi hiểu được cảm giác này.

Hành trình, tay trắng vào Sài Gòn ăn học, lập nghiệp, thầy kể rằng, khi xưa khổ lắm, khởi nghiệp khi xưa khó vạn lần, bởi mọi thứ đều làm thủ công, không áp dụng được công nghệ như ngày nay.

Lúc đầu, khi ra khởi nghiệp, tôi bị chôn vùi trong bế tắc, không biết kiếm khách hàng ra sao, chính thầy đã chỉ cho tôi, khách hàng đang ở đâu, tiền đang ở đâu, cách nào để bạn gặp được nó, tôi bỗng ngộ ra, tại sao mình khờ vậy, tôi lại bắt đầu lại, thầy cho tôi một sự mạnh, sức mạnh đồng cảm của người con nghèo khó, vượt qua gian nan, để đạt được điều mình muốn.

Kể từ đó, tôi xưng con, khi nói chuyện với thầy. Con cảm ơn Thầy Duy nhiều lắm.



Những lúc, con cảm thấy chùng bước, con lại nghĩ đến thầy, hình ảnh người thầy trên bục giảng, đang găng gân cổ lên để nói, để truyền đạt, con nhắm mắt và cảm nhận nguồn năng lượng ấy. Nó mạnh mẽ lắm thầy ơi.

Những lúc con khó khăn trăm bờ, con vội nản, con lại nghĩ đến gia đình, nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến lúc xưa con cơ cực, mắt con bỗng đỏ vì thương ba mẹ, con thấy mình bây giờ, chưa gì là khổ cả, con lại đứng lên mạnh mẽ, lại ngước nhìn phía trước. Thầy nói đó là cảm xúc của trái tim, và con đang có nó. Hãy để nó là sức mạnh giúp con vượt lên.

Ai nói, sinh ra trong khó khăn là khổ, còn với tôi, ngoài khổ đó là cơ hội, cơ hội để tôi vươn lên, là thời gian tuyệt vời để bản thân mình rèn luyện sức bền, lòng kiên trì. Là nơi cho ta tham vọng, động lực để vượt qua hoàng cảnh đó.


Cảm ơn đời, cảm ơn cuộc sống đã cho tôi những trải nghiệm tuyệt vời.

Cảm ơn thầy, người thầy của con.

Nguyễn Đình Chính.


ANH QUÁCH MINH - NGƯỜI ANH TÔI LUÔN BIẾT ƠN

-Alo - Em đang bán Bánh cuốn Tây Sơn ở Sài Gòn đúng không?

- Dạ

- Chuẩn bị qua tết có hội đồng hương Bình Định, anh muốn giới thiệu em vào đó để giới thiệu sản phẩm đến bà con quê mình.

Tôi chẳng biết anh là ai, chưa gặp anh bao giờ, mà anh đã trao tôi cơ hội, giúp tôi đưa bánh cuốn đến với bà con Bình Định.

Anh là một người Bình Định, đúng chất Bình Định, anh hẹn tôi tết xuống nhà, để anh dẫn tôi đi ăn những quán Bánh cuốn ngon ở quê tôi, để tôi hiểu cách làm, và biết cách mang đúng hương vị với hai từ Tây Sơn.


Anh chở tôi đi ăn, chỉ cho tôi hiểu nguồn gốc của món Bánh cuốn Tây Sơn, hiểu được giá trị của nó đối với người dân quê mình, anh kể tôi nghe, lịch sự phát triển, biểu tôi nên đi tới nơi nào để học hỏi cách người ta làm, cách người ta kinh doanh.

Tôi dần cảm nhận nhiều hơn về giá trị của Bánh Cuốn Tây Sơn.

Đến kỳ hội đồng hương diễn ra, anh chỉ cho tôi cách làm, đưa tôi xuống tận long an, để tìm nguồn thịt bò ngon, giúp tôi phát triển.

Tôi ngơ ngơ, bởi không biết sao cả, tôi thấy mình thật may mắn khi được người đồng hương như anh giúp đỡ. Cảm ơn anh rất nhiều!

Một thời gian sau, tôi lại xuống nhà anh chơi, nhà anh đẹp lắm, tôi thích cái không khí nơi đây, xanh, mát như ở quê nhà. Ở Sài Gòn nhộn nhịp, tìm được một nơi thư giản, xanh mát như ở nhà anh thật không dễ, anh hỏi thăm tôi tình hình kinh doanh, tôi bắt đầu kể thật, nói về cách mình đi.

Anh lại dành thời gian, chỉ cho tôi thấy hướng đi đúng, chỉ cho tôi cái sai trong hướng đi của mình. Anh la tôi, la trong sự tức giận, giận bởi tôi đang có đủ những điều kiện để phát triển, nhưng lại làm không tới đâu.


Anh chỉ cho tôi thấy thị trường Sài Gòn và nhắc nhở tôi hãy giữ đúng hương vị của quê hương. Anh la tôi, như một người con, người em trong nhà, khiến tôi rất vui. Tôi tự thấy mình quá tệ và  hứa sẽ nổ lực, nổ lực để phát triển Bánh cuốn Tây Sơn. Đưa nó ra khỏi ao làng đúng với bản chất và hương vị của nó.

Tôi càng quý anh hơn, khi biết anh là chủ


của một công ty xây dựng,  đứng đầu thị trường cả nước, nhưng anh vẫn chân chất, thân thiệt, cởi mở giúp đỡ những đứa em, thời gian anh ấy dành ra để chỉ cho tôi, đó là những thời gian vô cùng quý báu.

Những câu chuyện của anh, những giá trị mà anh mang lại cuộc sống, những câu chuyện khi khởi nghiệp, những bài học của anh khi thất bại là một tài sản vô giá đối với những người khởi nghiệp như tôi nhận được. Tôi tự cảm thấy mình thật may mắn, khi được anh giúp đỡ.

Tôi cảm nhận được những lời anh nói với tôi.

Anh là nguồn động lực, để thế hệ trẻ như em cố gắng phấn đấu!

Cầu mong anh và gia đình thật nhiều sức khỏe! 

Em cảm ơn anh rất nhiều.

Nguyễn Đình Chính.