Trang chủ

LỚN ĐỪNG LÀM NÔNG NHA CON

Ráng học, lớn đừng làm nông nha con.

Câu nói thường xuyên của ba mẹ tôi, bởi đã thám hiểu sự cực khổ của việc đồng án, làm lặm lụi sáng tối, làm không chút nghỉ ngơi, nhưng cuối cùng cuộc sống cũng rất khó khăn.

Còn nhỏ, chúng tôi đã tham gia cùng công việc gia đình, chị 2, lên 8 tuổi, đã phải đi chăn bò, bữa học bữa chăn bò, lúc giữ em. 
Cơm thì cũng không có ăn, toàn mì hấp, mì nấu. .. cả tuổi thơ, trực chiến cùng khoai lang, khoai mì.

Nhưng ba má nói rồi, phải ráng học, nghèo thế nào cũng phải dành tiền cho chúng con ăn học. Không có gạo ăn, cũng không sao, nhưng phải đi học, phải cắp sách đến trường, sau này bớt khổ.

Nhiều lúc mùa mưa lũ, nước suối chảy xiếc, ba cõng đàn con trên vai vượt qua suối để con được đến trường, nước thì xiếc, có chỗ nước đến ngập đầu, sơ suất tí thôi, tất cả đều cuốn theo dòng suối, nhưng ba vẫn cõng lần lượt từng đứa qua, nhất định đừng bỏ học.

Trời mưa, đi học phải mang cái tấm bạc rách, cái bao phân được cắt ra để làm áo mưa đến trường.

Đi học về tối, đi bộ cả 5 cây số, mới lớp 1 thôi, nhưng cũng phải đi, chứ ba mẹ làm đồng, về còn trễ hơn nữa. 
Cố lên con, lớn đừng làm nông như ba mẹ.



Làm nông đã khổ, mà làm nông ở vùng đất cằn cỗi, ruộng lúa, năm làm 1 mùa vì không có nước. Làm nông ở nơi đất cằn, sỏi đá.. trồng cây không mọc, lương thực không có năng suất, sản phẩm bán ra giá rẻ mạc, không ai mua. Nắng nóng quanh năm, mưa lụt triền miên, bão cấp 10, 11 ,12.. mỗi năm được vài cơn ghé thăm.

10 hộ, hết 9 hộ vì không đủ sức để cho con ăn học, vì học phí, vì tiền sách vở.... cho nó nghỉ ở nhà, đi nhổ mì, đi dặm lúa giúp ba mẹ, làm như vậy còn không đủ ăn, có tiền đâu mà đi học.

Nhỏ lớn lên từ cây lúa, cây mì, từ đám rau lang, từ cây bắp, từ tát nước ngoài đồng bắt cá, mò cua, từ rọi đèn bắt nhái.... 
Từ lời động viên của ba mẹ. 
Chúng con giờ đã lớn lên và trưởng thành. Mỗi người đều đi một phương, chị 2 lập nghiệp Nha Trang, còn lại, anh em chúng con đều lập nghiệp ở đất Sài Gòn.

Ba mẹ đã cho chúng con biết rằng, phải thật kiên trì học tập, vượt qua mọi hoàn cảnh. Những vất vả chỉ là tạm thời. Một nghị lực mạnh mẽ sẽ chinh phục được những thứ con muốn.

XÂY DỰNG NHIỀU KÊNH BÁN HÀNG

Khởi nghiệp, có nhiều yếu tố chúng ta cần quan tâm, sản phẩm, bán hàng, nhân sự… Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là phải tập trung vào sales và marketing.

Hãy tạp trung vào hai yếu tố này, bởi nó yếu tố sống còn quyết định đến doanh nghiệp, sales và marketing đối với doanh nghiệp chẳng khác nào máu và hơi thở đối với cơ thể chúng ta.

Một số doanh nghiệp nhỏ, chúng ta cần phải có nhiều kênh để kéo khách hàng về, phải nhiều kênh nhé, 3,4 hoặc 5 kênh thì càng tốt, từ đó chúng ta sẽ phân tích trên kết quả kênh nào mang lại kết quả tốt nhất, hãy tập trung nhiều vào nó, tập trung nhiều, không có nghĩa là bỏ các kênh khác. Nhất định phải duy trì nhiều kênh, và tập trung nhiều cho kênh nào mang lại hiệu quả.

Mình có một ví dụ nhé, mình có ông anh làm bên lĩnh vực quảng cáo, anh phát triển dần nhờ kênh quen biết và giới thiệu, chủ yếu là kênh này mà không có các kênh khác, lúc người quen ông anh này làm  bên phát triển thị trường công ty xe hơi, nên đơn hàng quản cáo, thi công liên tục… làm ra doanh thu rất tốt. Đến lúc, anh này chuyển công tác, thì người mới lên, họ lại không gọi hợp đồng bên này, thế là mất mối, mất cả nguồn thu, các thiết bị sắm sửa trước giờ làm, bỗng chốc dư. Lúc mua thì nhiều tiền, tạo ra tiền là tài sản, nhưng lúc không có khách hàng, nó chẳng khác nào đống sắt vụng.


Doanh nghiệp bền vững phải là có nguồn thu đều đặn, liên tục. Đều đặn và liên tục rất quan trọng.  Để đạt được điều này, chúng ta sẽ có nhiều kênh, nhiều nguồn vào, duy trì chăm sóc khách hàng cũ, đồng thời phải có khách hàng mới, trừ trường hợp các doanh nghiệp ký độc quyền sản xuất gì đó nhé. Bởi đang nói đến công ty khởi nghiệp mà.hi

Các kênh khách hàng có thể là online và offline.

Kênh online chúng ta thu hút khách hàng mới từ website, các mạng xã hội facebook, zalo, viber… Ngoài ra còn có các trang vàng, youtube, google plus….

Kênh offline, thì có thể có cửa hàng, phát tờ rơi, xúc tiến thương mại, tiếp thị truyền thống…. Các mối quan hệ..

Nhất định phải xây dựng đa kênh như vậy.

Tạo ra nhiều kênh, dẫn khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của chúng ta liên tục.


Nhiều nguồn nước đổ về thì mau đầy, nhiều con suối đổ về  thì tạo thành dòng sông.

Khi có được khách hàng liên tục, bước tiếp theo là làm sao để chăm sóc khách cũ thật tốt, bởi khách cũ sử dụng lại dịch vụ của chúng ta, sẽ tạo ra lợi nhuận. Đó chính là khách hàng thật sự, từng bước đưa họ trở thành fan của chúng ta. Nhiều lúc khách hàng mới sử dụng dịch vụ của chúng ta, chưa chắc họ mang lại lợi nhuận, bởi chi phí để họ biết đến chúng ta cũng không nhỏ. Chỉ có khách hàng cũ, sử dụng đi , sử dụng lại, là fan thì đó mới chính là tài sản, là lợi nhuận.

 

Vậy làm sao, để có nhiều khách hàng cũ và fan, thì cái này phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc, hay lớn hơn đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Chính văn hóa là cái quyết định lượng khách hàng trung thành.

 

Một doanh nghiệp, nếu dòng tiền là vua, thì văn hóa chính là hoàng hậu.


Nguyễn Đình Chính

KHỞI NGHIỆP CŨNG NHƯ TẬP BƠI

Khởi nghiệp, các bạn cứ đơn giản thế này nhé. Tìm một cái gì đó, nhắm ổn ổn hãy bán, đừng nhắm quá kỹ nha, nhắm sai, mình sẽ nhắm lại. Cái quan trọng nhất là mình Dấng Thân, mình làm, mình trải nghiệm.

Lúc khởi nghiệp, có ai đó để tham khảo chọn các sản phẩm nào theo các yếu tố " số lượng nhiều, vòng lặp lớn, giá trị lớn...." nói chung là biết thì tốt, còn không biết cũng không sao. Làm tới đi, rồi có ngày mình cũng biết à.hi

Đừng nghĩ phức tạp quá, nó khiến mình hoang mang và sợ hãi đủ thứ, quan trọng là mình cứ làm đi, làm rồi sẽ biết mà.

Lần đầu tiên, mình quyết định làm bánh cuốn Tây Sơn, mình sợ lắm, sợ thất bại, sợ dị, sợ áp lực, sợ bán không được, sợ không có tiền… Lúc chưa làm thì nghĩ như vậy á.

Rồi cũng gạt qua, trấn an, là mình chưa làm mà.

Đến lúc bắt đầu làm, thì đầu óc tập trung làm sao để vượt qua, làm sao để tiến lên, nó không còn sự sợ như lúc đầu nữa.

Làm không được, thất bại. Cái nhận ra, à thất bại là cảm giác vậy, lo lắng là cảm giác vậy. Chí ít, bây giờ không phải nghĩ và sợ bắt đầu nữa, mà sự thật là mình đang ở trong thất bại.

Khi thất bại rồi, mình đang ngồi dưới bùn rồi, chẳng lẽ giờ ngồi đây na, phải đứng dậy đi ra khỏi đây, chứ ngồi đây làm gì, chẳng ích gì cả.



Qua một lần như thế, nếu nhắm sai, thì  lần sau mình chắc là bạn sẽ có quyết định tuyệt vời, bởi bạn đã nghiệm ra được mình nên làm gì từ lần trước.

Khi nhắm được Sản Phẩm rồi, bạn tìm cách bán nó, gọi văn vẻ là sales, muốn bán được nó thì tìm cách cho nhiều người biết bạn đang bán cái đó, gọi là marketing đó mà. Nếu làm cho thật nhiều người biết đến bạn đang bán cái gì, thật nhiều thật tốt nhé.

Bằng cách nào ư, thì mình dùng các mạng xã hội, facebook, zalo, viber,,,,,, lên livestream, chia sẻ hữu ích về sản phẩm bạn biết. Dùng tất cả các mạng khác, kênh khác như youtube, g+, gmail……

Đến hình thức các mối quan hệ như bạn bè, người thân, đi tiếp thị hàng xóm….. hấu hết các cách trên là miễn phí nha.

Miễn phí như vậy, được cả khối khách hàng rồi đấy.

Cứ giới thiệu rồi bán, coi thử họ từ chối sao, họ nói sao, sao họ lại mua.. rồi mình cố gắng rút ra kinh nghiệm, cách để bán hàng được tốt hơn.

Khi bắt đầu bán được hàng rồi, mình có tiền, mình trích ra ít để tiếp tục làm marketing, tiếp tục bán thêm được nhiều nữa.

Cứ thế, mình cứ làm một thời gian, cố gắng sâu chuỗi lại cách cách mình đã làm được, để thành công thức, rồi chỉ lại một bạn nhân viên nào đó làm.

Đến giai đoạn này, lại chuyển sang một bước khác là có nhân viên, hướng dẫn nhân viên.

Bạn yên tâm đi nhé, mình mới ra làm, còn non nớt, nên nhân viên phải qua không dưới 10 lần, lúc đó mình mới khôn ra được. Đừng sợ làm sai, đừng mong hoàn hảo, không có đâu nhen. Nhiều lúc thấy muốn tự làm cho khỏe, nhưng không được nhen, phải có nhân viên. Cứ như vậy, rồi sẽ được.

Rồi, tới lúc này là đã trải qua các bước, marketing, bán hàng, nhân sự…. Nhiệm vụ tiếp theo là tiến lên, rồi cân bằng, rồi lại tiến lên, rồi lại cân bằng… Sự cân bằng là sự đứng vững vàng mỗi khi bước lên 1 bước nào đó.

Bạn cứ làm đi, chỉ cần bạn làm, thì bạn sẽ nhận ra tiếp theo mình nên làm gì, mình xây dựng thương hiệu ra sao, cứ thế tường bước mình sẽ lớn lên nhé.

Làm từng bước như vậy, luôn xác định mình đang ở đâu, phía trước mình cần làm gì, dù có bất cứ trở ngại gì,thất bại đi chăng nữa thì mình vẫn thất bại thanh lịch, đừng để té đau quá, rồi không đứng dậy được nữa.



Cũng như lúc mình tập bơi ý mà, lo sợ khi ngồi trên bờ, rồi xuống nước, rồi bơi, chứ xuống nước rồi không bơi cũng vẫy vẫy để làm sao được nổi lên, để thở, để bò lên bờ. Bí mật mở đây, là để gọi là thanh lịch thì lúc xuống, chọn nơi nước tới cổ để học thôi, đừng ham quá, ra nơi sâu thăm thẳm mà tập bơi. Không thanh lịch nổi đâu, mà đi luôn đấy.


ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC

Đảo ngọc, đó là tên gọi của đảo Phú Quốc mà người ta vẫn hay gọi.

Vừa bước tới nơi đây, cái đầu tiên cảm nhận đó là không khí nơi đây, mát lạnh, trong lành.

 

Vị trí địa lý của đảo, cộng với trời phú cho tài nguyên thiên nhiên mang lại, Việt Nam ta cảm thấy mình thật may mắn khi được sở hữu hòn đảo này.

Chỉ tiếc rằng, chúng ta chưa đáng với  tiềm năng và đảo ngọc này mang lại.


Không xét về các yếu tố khác, chỉ riêng về du lịch, nhìn góc cạnh của mình, thì ở các nước phát triển khác, ở đó họ có đầy đủ nhà máy, nhà cao tầng, các công trình kiến trúc nhân tạo, nếu khách đi tiềm các kỷ xảo nhân tạo hay các công trình vĩ  mô, họ sẽ không tới Phú Quốc cũng như Việt Nam mình.

Cái họ muốn là về với Thiên Nhiên, về và khám phá cọi nguồn thiên nhiên, cái chúng ta cần là hãy bảo tồn sự thiên nhiên đó, và sự tiện ích cho khách du lịch.

Hãy đẩy mạnh hình ảnh, quảng bá, và nâng cao sự tiện ích từ đường xá, đến vui chơi, giải trí, để họ có điều kiện tiêu tiền và giữ gìn sự tự nhiên của nó, đó mới chính là Đảo Ngọc.



Bà con nông dân ở đây, hãy hướng dẫn cho họ làm du lịch, hướng dẫn cho họ làm sao để phục vụ khách và khách tự kéo về khi ta làm tốt hình ảnh của mình. Hãy hướng dẫn cho bà con nâng cao năng suất Nông Nghiệp Thủy Sản, làm sao để họ đánh bắt và tạo ra các thủy sản có giá trị cao.

Nói riết , trầm tư quá, hi hãy đến đảo ngọc để thưởng thức bầu không khí trong lành, thưởng thức các món đặc sản nào là Ngọc Trai, Nước mắm, tiêu,,, ở đây còn có loài chó rất đặc biệt. Loài chó này rất trung thành, phải huấn luyện từ nhỏ, lưng có xoáy, lông ngắn sát mình và đặc biệt là bàn chân có màng để giúp chó bơi tốt, chính hoàn cảnh và môi trường nơi đây đã hình thành nên những tính chất đặc biệt của loài chó này.



Nước chấm thì được làm theo phương pháp truyền thống, ủ cá tươi được đánh bắt trực tiếp từ biển, nước chấm có màu đạm nâu đó là do máu của các loài cá tươi, đánh bắt. Xác cá sau khi ủ được đem đi bón phân cho các gốc tiêu, chính vì vậy tiêu Phú Quốc thường To hơn, thơm hơn, cay hơn là vậy.

Phú Quốc có các bãi biển cát trắng, mịn kéo dài , nước xanh trong veo, biển hiền hòa, trời sinh ra đã tạo cho con người quá nhiều ưu đãi nơi đây.

Phú Quốc chẳng khác nào công tử, con nhà giàu sang, sinh ra đã ở trên đống vàng, việc còn lại là công tử đó duy trì và phát triển cơ nghiệp tổ tiên hay mãi bán vàng, bán đất từ đường ông bà để lại mà ăn. Đó chính là duyên. 

GÓC NHÌN CÁ NHÂN

Vì sao trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn rất thường xuyên chứng kiến những điều nó gọi là không văn hóa.

Biểu hiện rõ nhất chính là văn hóa khi tham gia giao thông. Mỗi người chúng ta cứ y như rằng, con đường này là của họ, chen nhau từng cm, dành nhau, lấn nhau, thậm chí đánh đập nhau khi có xảy ra va chạm, không dành được đường trước.

Nhiều trường hợp, chỉ cần nhường nhau 1 chút thôi, để các xe kia qua, rồi chúng ta đi, thì chắc sẽ không có hiện tượng kẹt xe, ùn tắc tại các ngã tư, chỉ vì lòng ích kỷ một chút, mà cả một ngã tư, cả hàng trăm người khốn khổ chờ đợi. Tiếng còi xe inh ỏi.

Có nhiều người, đứng lại và nhường đường, nhưng nhường mãi mà chẳng thấy ai nhường lại. Khi nhường, còn bị nhiều người phía sau la mắng, vì không chịu dành đường giúp họ

Cơ quan chức năng thì đi tìm kiếm bắt lỗi, để đủ chỉ tiêu vi phạm đề ra, nhiều lúc không đủ, thì nhờ người khác ký cho đủ, họ chỉ dừng lại ở việc bắt ép và kiếm chát, chứ không phải là làm việc vì đam mê mang lại sự an toàn, nét văn hóa khi tham gia giao thông.

Cái nữa, chính và văn hóa ứng xử: Trong quá trình làm việc của mình, hay gặp rất nhiều cách ứng xử rất vô lý, họ xem mọi thứ của họ là đúng mặc nhiên, ngang tàn, không xem trọng pháp luật và người khác.

Một ví dụ thế này, khi làm trên Phạm Văn Đồng, lúc mới ra cửa hàng, có một quán nhậu tận dụng vỉa hè để kinh doanh, bỏ bàn ghế để bán hàng. Bàn ghế của bọ kéo dài 9 gia đình hộ dân, trong đó họ có thuê căn số 1 và số 9, còn lại từ căn số 2 đến số 8 là nhà của các hộ dân và các văn phòng kinh doanh , các họ này chỉ làm việc giờ hành chính nên buổi tối quán nhậu có thể bỏ bàn ghế để bán.

Có những hộ dân không đồng ý cho để bàn trước nhà vì dơ và khói, tiếng ồn của các bàn nhậu khuya đến 2-3 giờ sáng.

Sau một thời gian, có một số hộ ,họ quyết định dọn đi nơi khác ở và nơi đó họ cho thuê mặt bằng, các văn phòng thì có nơi chuyển đi nơi khác để thuận tiện, chỗ đó để cho thuê mặt bằng.

Thế là mình tới thuê một căn để mở cửa hàng. Lúc bây giờ khi ra cửa hàng, thì quán vỉa hè của họ bị cắt ngang. Ít lâu sau, chỗ văn phòng kia lại cho thuê để bán đồ ăn nữa, họ lại bị cắt ngang 2 căn nhà không thể để được xe máy.



Và họ mặc nhiên là tôi tới thuê nhà, cắt ngang miếng cơm, phá đám  họ. Mọi hành vi côn đồ và vô văn hóa chúng tôi phải chịu khi mới tới đây.

Rồi sau đó, có một số hộ dân quyết tâm làm tới cùng, vì không thích cho họ để vỉa hè bừa bãi, nhưng họ cũng cực kỳ vất vả,họ bị chửi, bị la, thậm chí là dọa đánh, giết… Đến cả công an phường can thiệp, cũng chẳng hề giảm là mấy, bởi họ ỷ lại là có quen với công an khu vực và phường này.

Nếu thật sự họ khôn khéo hơn tí, họ có thể thương lượng đến từng hộ dân, làm cho họ yêu, họ mến, khi không lý nào họ có thể lấy lại vỉa hè, hoặc cho người khác thuê. Nếu họ có cho người khác thuê đi chăn nữa, thì bạn có thể giúp họ tìm văn phòng để cho thuê, một là đáp ứng nhu cầu của họ, hai là giúp mình có được vỉa hè buổi tối để làm ăn.

Vậy từ chỗ tham gia giao thông đến văn hóa sống cộng đồng, tại sao chúng ta lại như vậy. Cốt yếu là do mỗi bản thân chúng ta mà ra. Cuộc sống này quá bộn bề, khiến con người ta mãi chạy lo cơm áo gạo tiền,  họ sống trong sự lo sợ và thiếu thốn. Dẫn đến con người lúc nào cũng buồn bực, đôn đả.

Họ thiếu đi sự tiếp nhận những văn hóa, văn minh mà họ đáng được hưởng. Bản chất con người sinh ra, không ai xấu. Mà cái xấu hình thành từ chính môi trường của họ.



Trong hoàn cảnh này, mình mới thấy thương người Việt Nam mình. Ước gì người việt mình có được một nền giáo dục tốt, một môi trường sống tốt, ở đó mõi con người đều có lòng tự trọng. Được phát huy hết tài năng, nét riêng của mình. Người đá banh giỏi thì đừng bắt họ đi học vẽ, để rồi đánh giá họ vô dụng.

 Người tài giỏi họ có môi trường phô diễn, chứng minh , không phải rời bỏ quê hương để đi ra nước ngoài.