Trang chủ

PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG LÀ NHƯ THẾ NÀO

Nói về ngành phục vụ, làm việc giữa con người với con người, thì ta chẳng thể nào có công thức rõ ràng nào cho nó. Phục vụ được cá nhân hóa, mang nét riêng của mõi con người, và mỗi người sẽ có một cảm xúc phục vụ khác nhau.



Chúng ta có thể bắt chước cách làm sản phẩm, cách kinh doanh... nhưng chúng ta không thể bắt chước 100% con người khác.

Khách hàng là gì, có thể nôn na, khách hàng là " Khách" và họ mua "hàng" của chúng ta. Vậy đối xử với khách như thế nào. Khi có khách đến nhà, ba mẹ nói hôm nay có khách, tức là hôm nay chúng ta được ăn những món ngon vì đãi khách, các của ngon, đồ đẹp, quý... thường ngày chúng ta đi cất, giữ gìn. Chỉ đến dịp có khách thì chúng ta lại mang ra đãi khách. 

Khách đến nhà, chúng ta tiếp đãi tốt, khách cảm nhận được tình yêu thương của chúng ta.

Vậy vì sao, chúng ta phải yêu thương khách. Đơn giản, Khách và chúng ta cùng chung là loài người, thượng đế tạo ra loài người, là kiệt tác của vũ trụ, được yêu thương.

Khách ở một vị trí khác, đến chỗ ta, vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, nắng nóng, kẹt xe,... đến để ghé thăm và mua hàng ta, tạo giá trị cho ta, khách phải được phục vụ, được trân trọng, chúng ta phục vụ bằng cả trái tim, tình yêu thương.


Thường khách hàng khi đến, nếu chúng ta phục vụ không tốt, họ sẽ ít nói ra, họ sẽ bỏ đi, và không quay lại nữa, bởi họ cảm nhận , số tiền họ bỏ ra là đắt, phục vụ không đáng với số tiền của họ. Khách quay đi, nhưng chúng ta lại không biết vì sao.

Còn nếu họ cảm nhận được sự yêu thương của chúng ta, họ biết họ được trân trọng, họ được là họ, được trân trọng cảm xúc, họ thấy thoải mái, thì họ sẽ hài lòng mà không hề quan tâm đến số tiền là đắt hay rẻ.

Vậy tại sao, khi chúng ta là chủ, thì chúng ta làm tốt, còn các bạn khác, khi đi làm, thì phục vụ khách hàng không tốt.

Chúng ta phải có tư duy làm chủ, bởi các bạn nhân viên chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách, họ đại diện cho thương hiệu , họ chính là chủ thương hiệu

Đào tạo, hướng dẫn, để các bạn nhân viên nhận ra được rằng mình phải có tư duy làm chủ, là chủ thương hiệu, chủ công việc mình đang làm.



LÀM SAO ĐỂ MỞ CỬA HÀNG ĂN ĐÔNG KHÁCH

Sau những yếu tố về chọn món, chọn vị trí, những dự định đã có để mở cửa hàng ăn. Làm thế nào để ta sống sót và tồn tại, rồi mới tính đến chuyện có lãi.

Có lãi là câu chuyện cuối cùng, sau các vấn đề bán hàng, phục vụ, nhân sự, tài chính ,cân đối sao cho, tổng thu cuối tháng, cao hơn tổng chi, để tháng đó có lời, các bài toán khấu hao chi phí đầu tư mở cửa hàng, chi phí dụng cụ này kia, sẽ phân tích sâu hơn nhé.


Bây giờ để tồn tại và có tài chính, tiền về thì ta tập trung vào khâu bán hàng, làm sao để có khách đến mua hàng, giúp ta có doanh thu của chúng ta cao lên.

Thường thì chúng ta khuyến mãi, treo bảng thông báo trước cửa hàng là khuyến mãi từ ngày đó, đến ngày đó, mới đầu, thì nhiều khách gần, hay bạn bè, bà con đến ủng hộ, được vài ngày là khách vắng teo, nhiều cửa hàng quan niệm, là mình mới, bán thời gian khách biết, khách đến. Cái này cũng có một xíu cơ hội thành công, nhờ quán chúng ta có món quá ngon, quá đặc biệt, nơi khác không có, tuyệt vời quá nên khách truyền miệng nhau. 

Dù nay, có những nơi tận hẻm sâu, có những quán ăn khách đông nghịt, khách tự tìm đến, là do quán đã tồn tại nhiều năm, thậm chí là mấy chục năm. Nhưng đa phần những quán này, chỉ có một, không có nhân rộng hay phát triển, có thể đó là nhà của chính người bán.

Còn nếu món chúng ta bình thường như bao món khác, thuê cửa hàng để mở cửa hàng ăn, thì chúng ta phải có chiến lược marketing, tức là quảng cáo để mọi người biết.

Bước đầu là đi quảng cáo khu vực gần mình mở, bằng cách thông dụng là phát tờ rơi, voucher,,, bởi đó là cách dễ và nhanh, hiệu quả đối với cửa hàng ăn của mình.

Tiếp theo, tận dụng các mạng xã hội để quảng cáo, ban đầu sẽ chọn các mạng xã hội miễn phí, mình làm cũng miễn phí luôn, như facebook, zalo..... bởi bây giờ, mọi người trên đây nhiều lắm, ban đầu thì mình cứ làm miễn phí, sau này biết nhiều thì mình lập fanpage, rồi tiếp tục quảng cáo này kia nữa.

Tập trung và siêng năng vào, thì cũng có được khách.

Còn những cái miễn phí khác, như youtube thì chúng ta cũng làm luôn, cũng quay video giới thiệu, nhờ mọi người đến ủng hộ, những cái này miễn phí hết mà, cũng giúp ta có được lượng khách

Rồi làm luôn cái google map, cũng miễn phí ấy, để người ta có hỏi thì ta cứ chỉ đường, làm luôn cái blog nhé, cũng miễn phí luôn, chia sẻ lên những hình ảnh, món ăn, những chia sẻ, hoạt động...

Sau này làm có tiền rồi, muốn làm lên nữa, thì tiếp tục làm, hoặc chi tiền quảng cáo để nhiều người được biết đến hơn nha.

Thông báo khách luôn là ta có giao hàng tận nơi, mới đầu chịu khó đi giao nha, ít cũng giao, nhiều cũng giao, chạy luôn, đừng ngại, bởi ở Sài Gòn hay các thành phố lớn, nếu cửa hàng ăn thì chỉ bán được tí buổi sáng, đối với các món nhanh, thông dụng, bởi ai cũng vội vã đi làm, hoặc ăn trưa, ăn nhiều nhất có thể là buổi chiều tối đi làm về, có thời gian đi chơi , ăn uống hơn.

Cái này cũng tùy theo, bởi các món khác nhau, ăn vào những buổi khác nhau.

Nhưng đa phần, đồ ăn là vậy, ở thành phố mà, người ta đi làm hết, nê chúng ta sẽ đi giao để tăng thêm doanh thu vào các giờ khác, ngoài 3 buổi chính.

Giao đi, khi có đơn rồi, tính đến chuyện book shiper để giao hộ nha, bởi lúc này, đơn nhiều, có tiền rồi, nên có thể chi trả để mình làm việc khác tiếp.

Sau nữa, cố gắng liên kết với các đơn vị giao đồ ăn khác, bây giờ nhiều lắm, nhưng có thể kể đến như now, grab, go viet.... những đơn vị này đang có số lượng khách hàng lớn, nên liên kết với họ, ta sẽ có lợi rất nhiều.

Đến lúc này doanh thu cũng kha khá để ta xoay sở, cũng như muốn phát triển nữa, đông khách thì ta tiếp tục duy trì.

Ngày này, mọi thứ đều thay đổi, thói quen người tiêu dùng cũng thay đổi, chúng ta muốn tồn tại và phát triển, buộc chúng ta cũng phải thay đổi, không ngồi đó để mở cửa hàng và đợi khách đến, mà chúng ta phải đi tìm khách.

Đó là mình hướng dẫn những cách marketing miễn phí nhé, cộng với vị trí hay sản phẩm, phục vụ chúng ta tốt thì cửa hàng của bạn sẽ tồn tại và phát triển, và còn rất nhiều những cách làm, kênh làm nữa, như rao vặt..... Nói chung, chúng ta phải marketing nha.

Chúng ta mở cửa hàng mà, chỉ phục vụ được mỗi buổi sáng, hay buổi trưa, hay buổi tối là không tối ưu đâu, nhiều lúc khách đông nghịt nhưng lại thiếu chi phí đó, quan trọng là chúng ta bán được nhiều buổi, ít nhất là phải hai buổi trở lên nhé.

Ở bài sau, mình sẽ chia sẻ sâu hơn về cách marketing tốn phí nhé!

HÀNH TRÌNH VẠN DẶM LUÔN BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG BƯỚC CHÂN

Cuộc sống là chuỗi ngày học hỏi và tiến lên, bởi biết rằng tương lai phía trước còn rất nhiều điều hay, muốn thú vị, khám phá, tận hưởng sự tuyệt vời của vũ trụ ban cho khi ta có mặt ở trần gian này.


Hôm trước thiếu ăn, phấn đấu cho ngày mai đủ ăn, phấn đấu cho ngày mốt được ăn ngon, lại tiếp tục phấn đấu để có thể mang nhiều bữa ăn hơn đến với những người khác.

Loài người có nhiều cấp độ, cấp độ 1 là lo cơm áo gạo tiền, lo cuộc sống

Cấp độ 2 là sở hữu, sở hữu đất đai, nhà cửa, bè nhóm,,,

Cấp độ 3 là Cống hiến, sống để cống hiến, để tạo giá trị, giúp đời.

Nhiều lúc mình phải thực tế rằng, các phát minh khoa học từ máy in, hay điện thoại,,,, những phát minh phụng sự này đều ở nước ngoài, nơi người ta đang sống để cấp độ cống hiến, phải mất nhiều thời gian và nhiều sự thay đổi để chúng ta tiến lên giai đoạn ấy.

Nhìn lại quê hương, nơi tôi sinh ra, vùng đất Bình Giang, Tây Sơn, Bình Định, cái nơi mà chính tôi cảm nhận được sự cơ hàn, đất xấu, thiếu nước, trồng hoa màu chẳng lên, nắng cháy lưng…. Bà con làm lụng chỉ để kiếm đủ cái ăn, cái mặt. Nhiều gia đình chẳng đủ tiền để con ăn học.

Rồi lớn lên, tôi cũng cất bước tha hương, học hành lập nghiệp, mong mình được thành công, nhất định một ngày nào đó có thể quay về, làm một cái gì đó ở quê , một mô hình chăn nuôi, một mô hình trồng trọt, một mô hình đi du lịch giang nắng…. hay một cái gì đó có thể giúp bà con quê mình có  nguồn thu nhập mới.  Tôi tin rằng “ cứ tìm đi rồi sẽ thấy, gõ cửa, cửa sẽ mở mà”

Cuộc sống là hiện tại, không phải ngày mai, cũng chẳng phải hôm qua, mà ngay lúc này. Cuộc sống vội vã, nhiều lúc ta quên đi những giá trị ấy, khi bình tâm lại, thật hạnh phúc biết bao.



Cảm ơn đời vì tôi có một gia đình hạnh phúc, cảm ơn đời ba mẹ vẫn còn ở bên tôi, cho tôi cơ hội được chăm sóc. Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, tôi có thêm ngày nữa để yêu thương.

Hành trình vạn dặm luôn bắt đầu bằng bước đi đâu tiên, tương lai của mình là kết quả của hôm nay mà.

THUÊ MẶT BẰNG CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ

Khi mở một cửa hàng, việc chọn vị trí là một việc rất quan trọng, nhưng khi chọn được rồi, đàm phán ra sao để được giá tốt và các điều kiện tốt.

Khi tìm mặt bằng, muốn có nhiều cái để khảo sát, để có sự chọn lựa tốt, chúng ta có thể tìm các bạn môi giới hay công ty môi giới để tìm nhé, việc chúng ta là chọn lọc lại và xác định cái để đàm phán.


Làm thế nào để xác định được là chủ nhà có ý định cho thuê lâu dài hay cho thuê ngắn hạn. Khi chúng ta hỏi, tức nhiên họ sẽ không nói. Họ sẽ nói là cho thuê lâu dài.
Họ luôn muốn chúng ta đặt cọc thật nhiều, họ muốn nhà cửa đẹp, sang trọng. Họ muốn tăng giá liên tục, nói chung ở vị thế của chủ nhà, đa phần họ đều muốn như vậy, chúng ta phải hiểu.

Có một nguyên tắc là, giá luôn là cái chúng ta sẽ đưa ra sau cùng, sẽ thỏa thuận mọi điều khoản chúng ta yêu cầu trước, như thời gian thuê, thời gian sữa chữa, hỗ trợ các vấn đề pháp lý... Cái cuối cùng chúng ta chốt giá nữa là xong.
Khi chủ nhà đã hiểu các điều chúng ta muốn, một cái nhấn nữa là cho chủ nhà sau 1 hay 2 ngày gì đó, nếu không nhận được ý kiến từ chủ nhà, ta sẽ không thuê nữa. Cho họ khoảng thời gian ngắn như vậy thôi. Đừng để họ nắm được thời gian của mình hay họ là người quyết định. Bởi như vậy sẽ mất thời gian, không có lợi cho mình.
Đừng để chủ nhà biết là chúng ta rất muốn thuê.

Cách mà để biết chủ nhà có ý định cho thuê lâu dài hay không, chúng ta sẽ hỏi là muốn mua căn nhà này luôn. Nếu chủ nhà có ý định bán hay cho thuê ngắn hạn, họ sẽ nói giá căn nhà. Còn nếu chủ nhà chỉ muốn cho thuê lâu dài thì họ sẽ không bàn hay không nói về giá bán.
Cọc, chủ nhà luôn muốn cọc nhiều, cọc 6 tháng hay cả năm. Nhưng khi mới làm, chúng ta cọc 1 hay 2, 3 tháng là đã muốn xỉu. Vậy khi đàm phán cọc, đừng hỏi chủ nhà là cọc bao nhiêu tháng hay để họ nói, mà chúng ta sẽ nêu điều kiện, thường đi thuê, mình sẽ cọc 1 tháng.
Lúc chốt này, nếu chủ nhà chịu thì tốt quá, còn nếu không, cao lắm là đàm phán 2 tháng. Hết. Chứ nếu để chủ nhà nói trước là 6 tháng gì đó, là rất khó để chúng ta xuống 1 hay 2 tháng .
Một mẹo nữa là giữa giảm giá thuê và xin thời gian sửa chữa, thường giá thuê đưa ra, bạn sẽ đàm phán giá thuê thấp xuống, có thể là thấp 1 hay 2 năm đầu tiên, hay điều khoản không tăng giá thuê. Hoặc các bạn có thể tính ra và xin thời gian sửa chữa, có thể xin 1 đến 2 tháng sửa chữa, nếu những nhà nát, hay cần làm nhiều, chúng ta có thể đàm phán nhiều hơn nữa.
Tùy theo mô hình cửa hàng ở bạn.

Thường chi phí sửa chữa ở cửa hàng lớn, nên những nhà cấp 4 hay nát, các bạn sẽ lưu ý nhé. Không khéo dồn tiền vào sửa chữa, rồi nhận về công không. Bởi không kỹ, những cái đó nó hút bạn rất nhiều tiền ở những bước đầu.

Thời gian thuê, tùy theo nhu cầu của các bạn, có thể là 3 năm, 5 năm, hay 10 năm. Bởi nó phụ thuộc vào mô hình và định hướng của chúng ta làm.

Khi đàm phán, cách để có thể chiếm thế thượng phong, là chúng ta sẽ khéo léo và đưa ra rất nhiều bất tiện ở căn nhà và vị trí căn nhà bạn thuê, như là khách khu này ít, nhà nóng, chỗ giữ xe nhỏ, hướng mặt trời nóng, khách đi bên kia, tới mấy giờ khu này vắng, những lúc cho thuê, nhiều người gọi cô, chú, môi giới này kia, đau đầu... Xoáy vào những nỗi đau của chủ nhà và những bất cập.

Nói nhiều vào những thứ họ nhận được khi cho ta thuê, đóng tiền đúng hạn, làm ăn lâu dài, nhà cửa sạch sẽ....
Nhớ xoáy vào nha, thì chúng ta dễ có được giá thuê, điều kiện thuê tốt.

Điều khoản đền bù: cái này lưu ý nha, để chắc chắn họ không thể lật kèo, khi chúng ta đang làm ăn được, bằng cách lồng vào các khoản đền bù lớn như là " nếu lấy trước thời gian bao nhiêu tháng sẽ đền bù bằng số tháng nhân với số tiền hàng tháng" còn không là các điều kiện thỏa thuận bằng 1 con số đủ lớn để chúng ta có thể đầu tư vào.
Số này thường gấp 4 số tiền chúng ta đầu tư, cọc nhà nữa, hãy thật kỹ chỗ này.
Bởi lúc làm, nhiều thứ có thể thay đổi.
Khi xong hết tất cả, hãy đi công chứng nhé. Khi mà số tiền chúng ta đầu tư nhiều, thì không thể không lưu ý các vấn đề này.

Sau nhiều năm đi thuê và cho thuê, mất khá nhiều tiền vì thiếu kinh nghiệm đàm phán, nên có được tí kinh nghiệm để chia sẻ, những kinh nghiệm này được đổi bằng tiền ngu của mình đó, chia sẻ để anh em được thuận lợi những bước đầu.

Trước khi thuê, bạn có thể tham khảo hàng xóm, làm quen với hàng xóm nhé, để biết tình hình về ngôi nhà, lịch sử thuê, chính quyền..., 2 là để tạo thiện cảm với hàng xóm. Việc này thấy vậy, chứ cũng quan trọng lắm, bởi chúng ta là người mới mà.

Chúc các bạn thuận lợi.

CÁCH CHỌN THUÊ MẶT BẰNG BAO NHIÊU ĐỂ KINH DOANH CỬA HÀNG ĂN CÓ LỜI


Vấn đề rất nhiều bạn muốn mở cửa hàng ăn uống, nhưng không biết thuê bao nhiêu là có lợi nhuận.
Vấn đề ở đây, các bạn phải xét nhiều yếu tố.
1. Khách hàng: bạn phải xác định khách hàng của mình là ai, họ thu nhập như thế nào, họ đang ở đâu, họ có sở thích gì, và họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm của bạn.


Có nhiều bạn hỏi mình, nhờ mình tư vấn là định thuê mặt bằng tại Khu Tân Bình,để kinh doanh các món ăn miền trung, hỏi mình giờ muốn làm, và cần thuê mặt bằng khoảng bao nhiêu để kinh doanh có lợi nhuận.
Mình hỏi bạn tại sao bạn lại muốn thuê ở Tân Bình, bạn muốn thuê ở phường nào, và tại sao bạn lại muốn thuê ở đó.
Bạn nói ở đó có nhiều người miền trung. Bạn muốn bán các món miền trung.
Mình hỏi, đối tượng khách bạn muốn hướng tới là ai.
Bạn nói : là người ở miền trung, như Phú Yên, Khánh Hòa.

Các bạn xác định chung chung như vậy thật khó để bạn làm, bạn phải hiểu rõ khách hàng của mình là ai.
Ở đây, khách hàng là miền trung, vậy họ là ai, thu nhập của họ là bao nhiêu, họ ở độ tuổi nào, là nam hay nữ.
Ở đây, chúng ta làm là phải rõ như vậy, đơn giản để chúng ta biết họ cần gì và họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm của chúng ta.

Thời gian đầu, bạn mới làm, đôi khi sẽ không hiểu xác định ra sao, cứ chung chung. Vì vậy khi bạn đầu tư toàn bộ số tiền của mình để thử làm ( hay gọi là liều) thì rất dễ chết yểu. Chết tức tưởi.
Nhiều người kinh nghiệm họ lên kế hoạch này rất kỹ lưỡng để ra được kết quả này, và khi ra rồi, họ thường dành tỉ lệ chiến thắng rất lớn.

Khoa học nôn na gọi đây là một phần của bảng kế hoạch kinh doanh.

Ví dụ: bạn xác định bán một món giá trị 100k / phần ăn. Mà bạn lại tập trung khu thu nhập thấp, chỉ để mục đích ăn No .
Hay bạn bán một phần ăn 20k, nhưng lại tập trung khu có giá thuê mặt bằng lớn, diện tích mặt bằng nhỏ thì bạn bán sao cho có lợi nhuận được.
Bạn phải phụ thuộc khách hàng.
Nên xác định rõ khách hàng của mình là ai, rất quan trọng với một cửa hàng.

Khách hàng quyết định những việc còn lại.

2. Giá Bán
Như mình cũng có nói, khi xác định được khách hàng rồi, thì hỏi tiếp, khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm của mình.
Một ngày bán bao nhiêu sản phẩm để duy trì, bao nhiêu sản phẩm mới có lời.
Một nhân viên sẽ làm được bao nhiêu sản phẩm.

Liệt kê, rõ như vậy rồi bạn lên kế hoạch bán như thế nào

3.Chọn vị trí :
Tiếp theo chọn những vị trí mà khách hàng ta dự tính đó. Họ hiện tại đang ở đâu, khu vực nào.
Chọn vị trí phù hợp tài chính
Vị trí rất quan trọng trong thời điểm này, dù nay là thời 4.0 vị trí không còn chiếm tỉ lệ tuyệt đối như trước. Nhưng bây giờ nó cũng cực kỳ quan trọng trong chiến lược mà chúng ta đi.
- Khách hàng của chúng ta, quyết định đến vị trí chọn cửa hàng, khách hàng là xe hơi hay xe máy, hay khách địa phương gần đi bộ.
- Khách ăn buổi sáng hay trưa hay chiều. Khách đi làm buổi sáng hay khách đi làm về, hay khách văn phòng đi bộ ra ăn trưa...
Từ đó xác định chỗ để xe, diện tích,...
Có những điều tuyệt đối tránh khi chọn vị trí : đường một chiều, khách hàng là xe máy, mà lại chọn bên tay Trái. Hay khách đi xe hơi mà không có chỗ để xe...
Nhiều bạn thuê mặt bằng, giá thuê đã hơn 50% doanh số. Là tiêu, tiền lời đâu nữa mà bạn vận hành.


Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, khách có sở thích khác nhau.

Thời gian đầu, khi ra thực chiến , mình cũng cần thời gian để thử nghiệm nhé. Không phải đúng 100% đâu. Nên thời gian đầu, cũng nên tính toán cẩn thận, đừng dồn hết tiền vào nhé, nhất định phải xoay được tiền ,hay dự trữ một khoảng nào đó cho 1 năm đầu để không bị phá sản ngay. Thời gian 1 năm đầu này là để sữa chữa chỉnh đổi lại những ước lượng mà ta dự tính ban đầu là sai

Còn rất nhiều yếu tố nữa, như khâu vận hàng tổ chức, hay nhân sự... Rất nhiều yếu tố để có thể kinh doanh thành công 1 cửa hàng ăn.
Những bài sau, mình sẽ chia sẻ lần lượt các yếu tố khác để có thể thực hiện
Chúc các bạn làm thật tốt nhé.