Trang chủ

Con người Và công việc

https://nguyendinhchinh.comTrải qua những khoảng thời gian làm việc, vừa làm, vừa học, vừa xây dựng để đạt được mục tiêu. Bất cứ bạn làm việc gì, cái gì ta cũng phải dấng thân, nhưng sau đó ta cũng phải quan sát , phân tích và đúc kết. Người nào làm càng tốt, thì kết quả công việc càng tốt. 

Nếu làm mà không quan sát học hỏi, phân tích và đúc kết thì một lúc nào đó, chúng ta sẽ thất bại, có một câu nói rất hay đó là, đằng sau sự thành công là vực thẳm. Nếu thiếu đi quá trình này, thì vực thẳm sẽ ở ngay sau sự thành công. 

Khả năng phân tích và đúc kết vấn đề cực kỳ quan trọng. Giúp ta giữ vững mục tiêu phía trước.


Khi công ty bắt đầu lớn lên, công việc cũng sẽ nhiều lên, ngoài việc bản thân mình làm được, thì đội ngũ nhân sự chiến lược của mình cũng phải làm được việc này. Bản thân mình làm được đã khó, nhưng nhân sự chiến lược mình cùng làm được thì nó còn khó hơn. Làm sao để các bạn ý thức được rằng, mình phải luôn học hỏi để tiến bộ, phân tích , đúc kết để hiệu quả, không ngừng nâng cao bản thân mình. Chỉ có nâng cao giá trị bản thân mình, thì trị giá sẽ theo sau mình. Bản thân mình luôn luôn đi trước, và giá trị sẽ theo sau tương ứng. 

Nói thì dễ, nhưng phải làm, trải nghiệm nhiều tôi mới hiểu được như thế nào là con người đi trước.


Trong công ty thì cũng vậy, con người luôn đi trước công việc.

Tức mỗi cá nhân phải tiến bộ, biết đúc kết sau 1 tháng , sau 1 năm mình đã học được những gì, và làm được những gì. Bạn không thể làm mãi một công việc , một vị trí , cùng với cách làm cũ, kiến thức cũ, hiệu suất cũ sau 1 năm được. Nếu một bạn là fulltime, bạn phải biết là mình phải phấn đấu lên trưởng nhóm, rồi lên nữa, lên nữa để mình được học nhiều, được làm nhiều, để bản thân mình tiến bộ và giá trị, và khi giá trị tăng, thì trị giá bản thân mình tăng, tức thu nhập của mình tăng, bạn muốn tăng lên bao nhiêu, thì hãy phát triển bản thân mình nhiều hơn thế, bản thân mình luôn đi trước mọi việc.

Ví dụ bên cửa hàng mình để lên trưởng ca thì mình cần những gì, ngoài thạo công việc, thì mình còn có khả năng điều phối, khả năng sắp xếp, khả năng đào tạo, kèm cặp các bạn mới, hướng dẫn đội ngũ mình thạo việc hơn. 

Biết được là thêm kỹ năng đó là phải học từ đâu, từ sách nào, hãy từ bản thân nghiệm, hay từ các buổi đào tạo của công ty. 


Cùng nhau học hỏi tinh thần đại bàng là chủ động trong mọi công việc. Không ai nhắc bạn phải biết chăm lo cho bản thân mình, không ai nhắc bạn phải học hỏi, không ai nhắc bạn phải tiến bộ.


Một quy luật đơn giản trong cuộc sống là, muốn cân bằng thì bạn phải luôn tiến về phía trước.

Để có tinh thần thực hiện việc tiến bộ, thì bản thân chúng ta phải tự biết đủ, ý thức được mình đang tồn tại, trân trọng những gì mình đang có, từ quần áo mặc, đến đôi tay, đôi chân, đôi mắt... một cơ thể khỏe mạnh, một cuộc sống tràn đầy niềm vui. Một cuộc sống đầy sự biết ơn.



Học làm sếp

Nhân viên gọi bạn là sếp, hãy thử hỏi có bao nhiêu bạn gọi sếp là từ trái tim, hay họ gọi sếp từ cuốn họng trở lên. Đơn giản, bạn phải biết mình như thế nào, và làm sao để họ gọi từ trái tim, chứ không phải là bạn đang giữ chén cơm, công việc của họ, mà họ gọi bạn là sếp.


Với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, con người và nhân sự là mục tiêu và ưu tiên hàng đầu để đầu tư và phát triển. Sức mạnh của cả tập thể công ty, được tính bằng sức mạnh của thành viên yếu nhất.


Và với ngành kinh doanh F&B này, mình hiểu rất rõ, tầm quan trọng của con người, nó quyết định tất cả. Dù bạn có ý tưởng tốt đến đâu, khát khao cháy bỏng đến cỡ nào, mà đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp ở cửa hàng không nắm được, là việc của bạn trở nên lỡ dỡ ngay.



Chỉ cần một vài cá nhân phá thôi, dù vô tình hay cố ý, bạn sẽ bị sụp ngay, nó quan trọng đến mức thế ấy.

Vậy cách nào để hạn chế những rủi ro với vấn đề nhân sự, sẽ có nhiều cách khác nhau, được nhiều chuyên gia đưa giải pháp, từ vấn đề tuyển chọn, đến sàng lọc, đào tạo.... Nhưng hiện, với những doanh nghiệp nhỏ như mình, thì việc tuyển và chi phí cho đào tạo là khá thấp.


Văn hoá công ty là cái phải xây dựng ngay từ đầu, và bằng mọi giá phải tập trung vào nó, chính cái văn hoá ấy, sẽ giúp mình còn mãi trước những biến động, nhân viên còn, khi văn hoá công ty còn.

Giá trị công ty, ở mặt thương mại đó chính là thương hiệu. Ở trong nội bộ đó chính là văn hoá công ty. 

Với người làm sếp, thì làm sao để nhân viên gọi sếp từ trái tim, không phải gọi từ cuốn họng. Đó là việc chúng ta xây dựng hình ảnh cá nhân của mình ơn công ty. Nhân viên nói gì về bạn sau tấm cửa kính. Đó mới là sự thật, không phải những lời nói khi có bạn.


Bạn dần hiểu ra rồi chứ, làm sao để nhân viên vẫn gọi bạn là sếp , khi không có bạn. Đó chính là việc bạn phải sống, làm việc, hành động sao cho đáng từ sếp, việc bạn tu thân, rèn luyện bản thân mình. Mọi thứ xuất phát từ mình mà ra.


Bạn vẽ hình ảnh gì của mình, trong mắt các bạn nhân viên có thể là chân thành, hay quyết đoán , hay tận tụy, hay giỏi chuyên môn, hay tôn trọng người khác, hay công bằng ,minh bạch.... nhiều lắm


Muốn vẽ được những hình ảnh này, chính bản thân mình phải rèn luyện, từ cuộc sống , làm từ việc nhỏ tới lớn , tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Muốn có công ty tốt, phải có nhân viên tốt, muốn có nhân viên tốt thì bạn phải tốt. Muốn quản lý công ty được, bạn phải quản lý gia đình được, muốn quản lý gia đình được thì bạn phải quản lý bản thân mình được. Cứ thế, từ nhỏ tới lớn. Mà bản thân mình là điều đầu tiên phải làm trước.

LÒNG TỰ TRỌNG CỦA CON NGƯỜI

Khi mở các cửa hàng, nhiều lúc các cửa hàng hay bị mất vặt như các bóng đèn, các chậu cây đê phía ngoài cũng mất. Đáng chú ý là khi xem lại camera, thì có lúc là nam thanh niên ăn cắp, có lúc là người phụ nữ ăn cắp.

Chậu cây thì bị một người lớn tuổi ăn cắp, họ nhổ cây, đổ đất, rồi lấy chậu.

Cũng có lúc thì mất xe gắn máy.


Tại sao ở độ tuổi nam thanh, nữ tú, đủ sức làm việc và mua những thứ đó, thì tại sao họ lại đi lấy cắp.

Cũng có những bài báo nói, có giám đốc ban ngày lái xe đi làm, tối lái xe đi lấy tộm cây này nọ, họ nói không thiếu tiền, nhưng vì chỉ thích, nên đi lấy trộm cây.

Tức hành vi lấy cắp hay ăn trộm đôi lúc nó là sở thích, hay nôm na là hành động đó mang lại niềm vui cho họ, họ nuông chiều chính cái cảm xúc cua bản thân mình. Dù họ biết là hành động đó không đúng, nhưng lúc đó họ vẫn làm, bởi vì cảm xúc nó vui.


Lớn hơn nữa, chính những cái này, khi người Việt mình đi ra nước ngoài, cũng vì những hành động như vậy, mà chúng ta không nghĩ tới hậu quả. Hoặc chỉ nghĩ nếu có sai, thì mình họ chịu phạt, lúc đó họ không nghĩ đến mình là người việt và mình đang ở nước bạn. Cứ nhiều trường hợp như vậy, thì đó là cả quốc gia.

Vậy tại sao họ lại như vậy, nguyên nhân chính là do lòng Tự Trọng của họ thấp. Khi lòng tự trọng con người thấp, thì bản ngã cái tôi cao, họ thực hiện hành động đê thỏa mãn cảm xúc các nhân, chứ họ không còn suy xét là đúng hay sai nữa.


Nhiều lúc họ biết sai, thì vẫn làm, vì việc làm ấy khiến họ vui vẻ và thích thú. Họ không cản được mình lúc ấy.

Để cải thiện và nâng cao lòng tự trọng, thì chính các cá nhân của chúng ta phải ý thức được lòng tự trọng, và nâng cao nó, phát triển bản thân để nâng cao lòng tự trọng, hạn chế cái tôi của mình xuống.

Tiếp đến là môi trường gia đình, rồi xa hơn nữa là xã hội phải thay đổi. 

Việc cấp thiết là nhà nước phải xem lại nền giáo dục của chính mình, nền giáo dục của nước mình hiện tại, sao lại như vậy.

Nâng cao lòng tự trọng của con người, lòng tự trọng của quốc gia, không phải ngày 1 ngày 2, mà là cả mấy thế hệ con người trong gia đình, trong xã hội. 

LÀM SAO ĐÊ KHÁCH HÀNG KHÔNG CHÊ MẮC

Khách hàng mua hàng vì nhu cầu, nhưng cái quyết định đó là cảm xúc. Một món ăn, hay một món hàng, mắc hay rẻ không phụ thuộc vào giá trị món hàng ấy, mà phục thuộc vào những dịch vụ xung quanh nó.

Trong bán hàng, không có khái niệm mắc hay rẻ, khi xét cùng chính một đối tượng , thì hôm nay chúng ta phục vụ không tốt, làm lâu, không thấy nụ cười, bán hàng, phục vụ theo kiểu mệt mỏi, khách cảm nhận được sự trân trọng của mình, thì món hàng của chúng ta trể nên vô cùng đắt đỏ.

 

Nhưng cũng món hàng đó, khách đến một nơi khác, khách nhận được nụ cười của người phục vụ, không gian xung quanh bỗng nhiên nhẹ nhõm, người phục vụ nói chuyện, hỏi thăm khách, đúng kiểu như có khách tới nhà, khách được tôn trọng , được đãi và đối xử bằng những gì tốt nhất ta có, thì món hàng đó tự dưng rẻ vô cùng, khi ta phục vụ tốt được cảm xúc của khách.

 

Ví dụ món ăn ta là 100 ngàn, thì có thê giá trị là 30 ngàn gì đó, thì nụ cười, sự đón tiếp, niềm nở phục vụ nè nó đã chiếm đến 70 ngàn rồi.

Cũng món hàng có giá trị 30 ngàn đó, chúng ta có thể bán lên 150 ngàn, mà khách vẫn thấy vui vẻ khi dùng, thì chúng ta chi cần nâng sự phục vụ lên, nâng sự tiện ích lên.

Những cái chúng ta có thể cải thiện như là, chọn người phục vụ phù hợp để có được nhiều nụ cười, chuẩn bị mọi thứ tốt để ra món nhanh hơn, làm đúng chất lượng món , giữ không gian luôn sạch sẽ, thoáng mát. Có người giữ xe, dắt xe cho khách an tâm ăn uống..

Hãy cho khách thêm những dịch vụ xung quanh, như khách nhờ chụp hình, khách lỡ rơi giấy nè, thì hãy lấy giúp khách. Quan sát và giúp đỡ khách khi khách cần. Đặc biệt nhất là nụ cười và sự niềm nở.

Một vài cải thiện vậy thôi, khách sẽ hài lòng với dịch vụ của chúng ta mang lại. 

CÁCH KINH DOANH ĂN UỐNG KHÔNG BỊ LỖ

Hôm nay lại nhận được lời mời sang quán. Anh cũng là người Bình Định, cũng kinh doanh các mặt hàng như hiện mình đang làm, nhưng có điều bạn phục phân khúc khách bình dân hơn tí, nên giá thấp hơn tí.


Anh hoạt động được gần năm, anh nói quán có lời, nhưng giờ có việc nên gia đình phải chuyển về quê, nên sang lại. 

Anh chỉ cần sang lại đủ vốn anh đầu tư ban đầu.


Anh sang lại cửa hàng 250 triệu, đã bao gồm chi phí cọc mặt bằng 60 triệu. Một thời gian không có người sang, anh đành hạ giá xuống 150 triệu. Nhưng không biết có ai sang lại không.

Riêng mình thì mình không thể sang lại được , dù rất muốn giúp anh. Hơn ai hết, mình cũng đã trải qua giai đoạn này khi lần đầu khởi nghiệp. Tình cảnh thật khó khăn, khi toàn bộ vốn luyến tích luỹ được dùng để làm ăn,  nhưng vô tình ta lại tiêu tốn hết sạch vốn luyến ấy.


Với nhiều người, nhất là khi mới khởi nghiệp, 250 triệu là một số tiền lớn.


- khi bạn ra làm cửa hàng, bạn phải cọc 1 số tiền tương đương  hai đến ba tháng tiền nhà, thậm chí là hơn. Nó đã ngốn chúng ta một khoản, cọc này sẽ mất nếu chúng ta không biết đàm phán, hoặc khi ta phá vỡ, tức là chúng ta hợp đồng ba năm hay năm năm gì đó, mà ta phải ngừng sớm, là sẽ mất. Nhiều lúc chúng ta còn không có điều khoản sang lại hợp đồng.

- Còn nếu bạn ký thời gian quá ngắn, 1 năm hay sáu tháng. Đã xác định làm ít khi nào ta ký vậy, bởi nếu làm ăn được, mà mới một năm đã hết hạn hợp đồng, chưa kịp lấy vốn thì đã hết mất.

- Chi phí sửa sang, mua sắm trang thiết bị lớn, nếu ta còn mới, phải tìm thật kỹ mặt bằng phù hợp, bởi chi phí sửa sang là hơi nhiều nhé. Các dụng như bàn ghế, thường mua số lượng ít, với lại chưa có nguồn quen để làm, thì chi phí cũng cao hơn. Đội thợ sửa sang, làm bảng hiệu này kia, cũng chắp vá nên giá cũng rất cao, ví dụ một bộ bàn gỗ, nếu bạn mua lẻ thì tầm 2,3 triệu hoặc cao hơn, còn nếu chúng ta làm lâu, có mối thì có thể mua khoảng 1,6 triệu. Mình có thể tiết kiệm được nhiều, mỗi thứ một ít như vậy, tính ra làm một cửa hàng, mình có thể tiết kiệm được rất nhiều.

- Những đồ dùng chúng ta mua, đến lúc không dùng, thì nó là phế liệu, là tiêu sản. Nên khi mở cửa hàng, các bạn phải tính nha.

- Ví dụ bạn lời 1 tháng 20 triệu đi, mà bạn đầu tư cửa hàng hết 300 triệu, thì bạn làm sau 2 năm mới hề vốn à, chứ chưa phải lời đâu.

- Vấn đề nhân sự, nếu bạn mở ra, mà nhà bạn làm, thì đòi hỏi bạn phải rất chịu khó, bởi nghề làm đồ ăn này phải có người thay ca, chứ mình làm không, khổ lắm, ý chí và sự siêng năng của bạn phải thật bền bỉ. Người nhà làm, bạn xác định là mình mở quán duy nhất, muốn mở thêm cái nữa là cả vấn đề.

- Còn mướn nhân sự, thì là cả một giai đoạn nữa, mướn ở đâu, lương bao nhiêu, đào tạo thế nào,,, 

- Giá bán, giá bán sao, khách khu vực này sẵn sàng chi trả bao nhiêu, bán bao nhiêu mới có lời, nguyên liệu chiếm khoản bao nhiêu, nếu không có kinh nghiệm, đa phần bạn sẽ bán đại, hoặc phải thấp giá hơn khu vực. Nhưng làm kinh doanh mà phụ thuộc vào giá là tiêu.

- Bạn có tính được một ngày bán được bao nhiêu phần là hề vốn, bao nhiêu phần là lời, và một nhân viên một ngày làm được nhiêu phần, và cửa hàng chúng ta một lần tiếp được nhiêu khách

- Món chúng ta phục vụ được mấy bữa trong ngày,,,

- Rất nhiều vấn đề, nếu bạn không có phương pháp, sẽ mất tiền rất nhiều.


Hi vọng nhiều người muốn khởi nghiệp nhỏ ở ngành ăn uống, có thể đọc và phân tích được một số vấn đề như trên, để giúp các anh chị tránh mất tiền, bởi tích luỹ được số tiền đó là cả một quá trình của mình.