Nguyễn Đình Chính sinh ra trong một gia đình thuần nông, là người con của vùng đất Tây Sơn - Bình Định.
Anh sinh ra, sau thời đất nước mở cửa được 5 năm, là cái thời so với nhiều người cuộc sống đã tốt hơn rất nhiều thời bao cấp. Nhưng hơn hết, anh cảm nhận được sự nghèo nàn, thốn khổ cuộc sống quanh mình, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu mọi thứ.
Thời anh sinh ra, cơm không đủ ăn, cả nhà anh thường hay ăn mì hấp thay cơm, mỗi bữa ăn thì 1,2 phần gạo, 8,9 phần mì, cuộc sống thiếu thốn đủ thứ, từ muối, đường, hay nước mắm vì không có tiền để mua.
Nhà anh ở bên kia con suối, bởi lúc đó ba mẹ quan niệm rằng, nếu di cư qua bên đây suối, đi làm ruộng sẽ xa, không có đất để làm, nên quyết định ở bên đây con suối, chính vì thế anh được trải qua cảm giác học đèn dầu cho đến khi lên lớp 4, mãi tới lớp 4, nhà anh mới có tiền để kéo điện về dùng.
Đây Cuộc sống bà con ở quê khi xưa
Từ nhỏ, đi học, anh phải đi bộ rất xa, đi học gần 5 cây số mới tới trường cấp 1, nhiều lúc vào mùa mưa, trời tối ôm, mưa ướt lạnh , thèm một cái áo mưa mới cũng không có, thời đó có chăng là áo bao phân hóa học, được cắt ra làm áo che mưa. Mỗi năm mùa mưa lũ, là một cực hình đối với anh, nhiều lúc vì ham học mà ba anh, vác anh chị em trên vai, đi qua con suối dữ, chỉ cần một cái vấp chân thôi, là nước cuốn trôi tất cả.
Có khi đi học về vào mùa mưa, trời tối sớm, nước mưa lại lớn, anh phải tá túc lại nhà hàng xóm bên đây, đến khi mùa nước lũ rút, ba mới qua đón về nhà.
Cuộc sống dường như là một sự thử thách, sự đói nghèo khổ sở làm làm anh quyết chí hơn, nên anh phải học bằng được. Còn nhớ lời ba má nói “ ráng học, lớn đừng làm nông nha con”. Ngày tháng cứ thế trôi đi, hàng ngày lầm lũi cắp sách đến trường.
Từ nhỏ, anh chứng kiến được sự kiên trì của ba mẹ mình, làm lụng vất vả, từ sáng đến tối, nhiều lúc phải mang đèn dầu, hoặc nhờ ánh trăng để làm ban đêm, nuôi dưỡng dàn con ăn học.
Nhà anh, có 6 anh chị em, và anh là đứa con giữa, sau anh còn có 2 đứa em trai, bạn cũng tưởng tượng được, nhà nghèo, nuôi 6 miệng ăn còn không đủ, huống chi nói chuyện học, vậy mà ba mẹ vẫn đưa đủ 6 anh chị em của anh đến trường, được học đến nơi , đến chốn. Thật kỳ diệu.
Thấm sự khổ nhọc, anh càng quyết tâm học hành, tự lập và kiếm tiền. Anh chọn Sài Gòn là miền đất hứa sau 12 năm đèn sách, để tiếp tục con đường đại học. Khi mới vào năm nhất, mọi thứ còn chưa quen, anh đã chọn con đường đi làm thêm, vừa học, vừa làm để trang trải cuộc sống.
Ngày nhận giấy báo đậu đại học, anh cũng rất lo, bởi biết cả nhà nuôi anh trai đang học cao đẳng thôi, cũng đã cơ xương rồi, giờ đến lượt mình, thật mông lun suy nghĩ. Vậy mà mẹ động viên" con cứ đi học đi, nhà mình lo được"
Đây là phục vụ tiệc cưới dưới Bình Dương
Công việc đầu tiên đó là phát tờ rơi, biết bao nhiêu công việc, nhưng việc phát tờ rơi là phù hợp với thời gian của anh lúc ấy, lúc bấy giờ, ngành anh ấy học là Điện Điện Tử với 186 tín chỉ, lịch học khá kín, đã lạ nước, lạ cái, mà lại chọn con đường phát tờ rơi tại các ngã tư, nơi khói bụi, nóng nực, chắc có lẽ anh đã quen với sự cơ cực.
Anh còn nhớ có một lần, cả lớp 12 hợp lớp ở Sài Gòn, thì lúc đó người ta lại gọi anh đi phát tờ rơi, anh quyết định chọn đi làm, đứng tầm trưa tại ngã tư cát lái, phát tờ rơi giới thiệu trung tâm gia sư, vừa mệt, vừa tủi, nhưng vẫn phải làm, vì đó là công việc giúp anh có tiền lúc bấy giờ.
Sau thời gian, dần quen với đường xá, cùng với việc ở chỗ trung tâm có lớp phù hợp, anh đăng ký đi dạy kèm, tháng lương đầu tiên là 500 ngàn, tuần dạy ba buổi.
Rồi anh đi phục vụ nhà hàng tiệc cưới , mỗi cuối tuần, vì được nhận tiền ngay, nên anh rất vui và sắp xếp cuối tuần để được đi làm. Trải qua nhiều việc và học hỏi, anh học được cách các trung tâm gia sư vận hành.
Đó là phát tờ rơi để giới thiệu, rồi tìm sinh viên, rồi giới thiệu sinh viên đi dạy kèm, lúc bấy giờ các trung tâm lớn thì có website, các trung tâm nhỏ thì không có, cũng chẳng có mạng xã hội để quảng cáo hay gì đâu. Thế là anh cũng liều, mở một trung tâm gia sư để làm, nó liều như cách anh phát tờ rơi ở các ngã tư vậy.
Anh thiết kế nội dung trên word, rồi ra nhờ các chỗ photo chỉnh giúp, in mỗi lần là 1000 tờ giấy A6. Rồi nhờ chị 3, mượn chứng minh nhân dân để đăng ký và mua một cái điện thoại bàn viettel, lúc giờ, có điện thoại bàn, để tăng thêm sự uy tín.
Cứ mỗi lần phát 1000 tờ rơi, anh lại có 2 đến 3 lớp, mỗi lớp thu hoa hồng 30 hay 35%, anh cũng kiếm được khá tiền. Có lớp nào đông thi anh lại tự mình đi dạy.
Thời đó, nhờ vậy mà kiếm được kha khá tiền, sau thì mướn các bạn sinh viên phát tờ rơi cho mình. Nhiều lúc, lớp đòi hỏi giáo viên dạy, thì anh liên kết với trung tâm cũ để có giáo viên và chia hoa hồng cho họ, nên trung tâm anh thành lập có đủ giáo viên và sinh viên.
Lúc đó, tìm lớp mới khó, chứ sinh viên dạy kèm nhiều lắm, dán tờ rơi ở các trường là các bạn gọi cháy máy. Thời đó cũng không có nhiều quán cafe hay quán ăn cần sinh viên làm việc như bây giờ đâu.
Nực cười nhất chính là, điện thoại bàn to đùng, thời đó, sim đó không bỏ máy điện thoại nhỏ được, mà sim máy bàn, phải bỏ máy bàn, hên là lúc đó, máy bàn mà di động động, không cần phải cắm dây cáp. Nếu đi học thì để ở nhà không ai nghe, nên anh quyết định ,bỏ trong balo mà mang theo lên lớp học luôn và cài chế độ rung, nếu có điện thoại đổ chung, thì vác balo ra ngoài nghe máy, chốt lớp học, rồi vô học tiếp. Có lần thì nhờ chị Linh, phòng đối diện ở nhà nghe máy giúp, có chỉ cho chị là ghi lại thông tin, số điện thoại của khách hàng, khi học về anh sẽ tư vấn lại khách. Cứ thế mà anh cũng làm ngon lành.
Máu làm ăn, cứ thế ngấm dần vào anh.Với quãng thời gian đi làm thêm 4 năm, anh phát hiện với tính cách của mình, thật khó để anh gắn bó với công việc văn phòng, nên anh quyết định rẽ trái, tiếp tục con đường tự kinh doanh của mình. Anh quyết định mở Bánh Cuốn Tây Sơn.
Ra trường, không tiền, đang âm tiền vay vốn sinh viên đi học, không quan hệ, nhưng anh vẫn quyết tâm đi trình bày ý tưởng mở của hàng, như nhìn vẻ non nớt của anh, chẳng ai dám cho anh vay tiền để làm cả. Không nản, kiên trì, tiếp tục, cuối cùng anh cũng gõ được cánh cửa, đó là thầy giáo hướng daanxc đồ án tốt nghiệp của anh, hai thầy trò hùng vốn mở cửa hàng, với số vốn ban đầu là 38 triệu, anh thuê một bằng nhỏ trong hẻm sau trường đại học công nghiệp thực phẩm , quận tân Phú để hiện thực hóa mong ước của mình.
Với số tiền đó, anh dùng để sang, sửa cửa hàng, mưa bàn ghế nhựa, và các trang thiết bị, thoáng cái đã hết tiền xoay vòng.
Thức khuya, dậy sớm, cùng với đứa em và thằng bạn làm tất cả các công việc từ đi chợ, mua đồ, nhưng buôn bán vẫn không có khách.
Chiến đấu, nhưng việc gì đến cũng phải đến, đành phá sản sau 7 tháng làm việc.
Cuộc sống lại thử thách anh nữa rồi.
Cứ ngỡ, đời trôi chảy, những đam mê sẽ thành hiện thực, nhưng nó chẳng khác nào gáo nước lạnh dội vào người anh, dội cả vào hi vọng và ước mơ của anh.
Năm đó, bao bạn cùng lứa ra làm, có tiền, có quà tết bố mẹ, anh lại chẳng đủ tiền xe đi về quê ăn tết, mượn được ông anh tiền về, rồi tiền vô phải nhờ mẹ chu cấp, thật kinh khủng.
Để trấn an hơn, qua tết, anh đi làm kỹ thuật điện cho một công ty, để trang trải cuộc sống, chứ lẽ nào lại bào mòn cha mẹ đến giờ. Công việc nhẹ nhàng, giúp anh có thời gian, cứ tưởng là mình có thể làm được, Nhưng thật ra, ngồi làm việc vậy, mình chẳng thấy đam mê và làm hết mình được, mình biết nếu làm, thì mình cũng chẳng thể cống hiến gì cho công ty để phát triển.
Lúc làm kỹ thuật ở công ty
Mình quyết định ban ngày đi làm, tối về tìm hiểu và đi học các lớp học kinh doanh, trấn tĩnh, tìm hiểu tại sao mình thất bại. Quãng thời gian đó mình cảm thấy không áp lực như lúc mở cửa hàng, nhưng thật là không có đam mê để làm việc kỹ thuật, nó là quãng thời gian yên tĩnh tuyệt vời cho tâm trí.
Sau 9 tháng, mình quyết định xin nghỉ việc công ty, quay lại tiếp tục với công việc bán Bánh Cuốn Tây Sơn .
Lần này, làm lại, với số vốn vỏn vẹn chưa tới 2 triệu, đó là số tiền còn lại sau tháng lương cuối cùng làm công ty, mình ở ké phòng trọ ông anh để khởi nghiệp. Lần này, cũng chẳng có tiền để mà đầu tư bàn ghế hay dụng cụ gì nữa.
Tận dụng các dụng cụ đang có, bánh tráng hay nguyên liệu thì năn nỉ các cô chú ở quê cho nợ, 1,8 triệu dùng để mua rau, ớt chanh ở thành phố này, mình làm bánh, chỉ để mang giao tận nơi, tập trung vào các mạng xã hội miễn phí để quảng bá, tiếp thị. Tận dụng các kinh nghiệm phát tờ rơi khi xưa, tiếp thị đến các nhà, công ty ở gần.
Phòng trọ thứ 2 khi làm bánh cuốn Tây Sơn - cúng khai trương.hihi
Lần này, vậy mà may mắn, bán hàng được nhiều, nhưng chẳng phải đầu tư bàn ghế hay tiền bạc. Công việc cứ thế phát triển.
Anh cũng bắt đầu thuê các sinh viên làm việc bán thời gian phụ giúp, anh đi giao hàng. Lúc đó, có mượn được xe máy của bạn gái, làm được 6 ngày, cái mất luôn xe máy, đã không có tiền mua xe, mượn đi làm mà lại mất. Cuộc sống lại lần nữa thử thách anh. Anh lại đi xe đạp giao bánh,có lần đạp xe tận đại học bách khoa để giao bánh cho Cô Oanh, mồ hôi ướt như tắm.
Mang Bánh Cuốn Tây Sơn đi bán ở Hội Đồng Hương
Giờ cảm nhận được rằng, sự nghèo khổ, thiếu thốn khi xưa, quý giá vô cùng, nếu không trải qua các cảm giác đó, anh chẳng đủ sức mạnh để vượt qua các thử thách sau này. Sức mạnh và sự bền bỉ của cha mẹ là tấm gương cho anh noi theo.
Đi giao hàng bánh cuốn Tây Sơn cho các lớp hội thảo
Công việc cứ thế đi lên, nhờ anh chăm chỉ phát triển từ gốc rễ, cuối cùng đến năm 2017 anh cũng có thể ra cửa hàng cho chính mình, năm đó, anh cũng được rất nhiều người trợ giúp.
Lúc này là ở Singapo để đi tham quan
May mắn giờ đã bắt đầu mỉm cười với anh.
Không gian phục vụ khách ở cửa hàng bánh cuốn Tây Sơn
Đến nay, thì anh cũng đã có 3 cửa hàng phục vụ trực tiếp ở thành phố Hồ Chí Minh và cũng đã có cửa hàng nhượng quyền thương hiệu.
Anh vẫn tiếp tục học hỏi để phát triển bản thân và phát triển Bánh Cuốn Tây Sơn.
Thật cảm ơn!