Trang chủ

CÁCH CHỌN THUÊ MẶT BẰNG BAO NHIÊU ĐỂ KINH DOANH CỬA HÀNG ĂN CÓ LỜI


Vấn đề rất nhiều bạn muốn mở cửa hàng ăn uống, nhưng không biết thuê bao nhiêu là có lợi nhuận.
Vấn đề ở đây, các bạn phải xét nhiều yếu tố.
1. Khách hàng: bạn phải xác định khách hàng của mình là ai, họ thu nhập như thế nào, họ đang ở đâu, họ có sở thích gì, và họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm của bạn.


Có nhiều bạn hỏi mình, nhờ mình tư vấn là định thuê mặt bằng tại Khu Tân Bình,để kinh doanh các món ăn miền trung, hỏi mình giờ muốn làm, và cần thuê mặt bằng khoảng bao nhiêu để kinh doanh có lợi nhuận.
Mình hỏi bạn tại sao bạn lại muốn thuê ở Tân Bình, bạn muốn thuê ở phường nào, và tại sao bạn lại muốn thuê ở đó.
Bạn nói ở đó có nhiều người miền trung. Bạn muốn bán các món miền trung.
Mình hỏi, đối tượng khách bạn muốn hướng tới là ai.
Bạn nói : là người ở miền trung, như Phú Yên, Khánh Hòa.

Các bạn xác định chung chung như vậy thật khó để bạn làm, bạn phải hiểu rõ khách hàng của mình là ai.
Ở đây, khách hàng là miền trung, vậy họ là ai, thu nhập của họ là bao nhiêu, họ ở độ tuổi nào, là nam hay nữ.
Ở đây, chúng ta làm là phải rõ như vậy, đơn giản để chúng ta biết họ cần gì và họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm của chúng ta.

Thời gian đầu, bạn mới làm, đôi khi sẽ không hiểu xác định ra sao, cứ chung chung. Vì vậy khi bạn đầu tư toàn bộ số tiền của mình để thử làm ( hay gọi là liều) thì rất dễ chết yểu. Chết tức tưởi.
Nhiều người kinh nghiệm họ lên kế hoạch này rất kỹ lưỡng để ra được kết quả này, và khi ra rồi, họ thường dành tỉ lệ chiến thắng rất lớn.

Khoa học nôn na gọi đây là một phần của bảng kế hoạch kinh doanh.

Ví dụ: bạn xác định bán một món giá trị 100k / phần ăn. Mà bạn lại tập trung khu thu nhập thấp, chỉ để mục đích ăn No .
Hay bạn bán một phần ăn 20k, nhưng lại tập trung khu có giá thuê mặt bằng lớn, diện tích mặt bằng nhỏ thì bạn bán sao cho có lợi nhuận được.
Bạn phải phụ thuộc khách hàng.
Nên xác định rõ khách hàng của mình là ai, rất quan trọng với một cửa hàng.

Khách hàng quyết định những việc còn lại.

2. Giá Bán
Như mình cũng có nói, khi xác định được khách hàng rồi, thì hỏi tiếp, khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm của mình.
Một ngày bán bao nhiêu sản phẩm để duy trì, bao nhiêu sản phẩm mới có lời.
Một nhân viên sẽ làm được bao nhiêu sản phẩm.

Liệt kê, rõ như vậy rồi bạn lên kế hoạch bán như thế nào

3.Chọn vị trí :
Tiếp theo chọn những vị trí mà khách hàng ta dự tính đó. Họ hiện tại đang ở đâu, khu vực nào.
Chọn vị trí phù hợp tài chính
Vị trí rất quan trọng trong thời điểm này, dù nay là thời 4.0 vị trí không còn chiếm tỉ lệ tuyệt đối như trước. Nhưng bây giờ nó cũng cực kỳ quan trọng trong chiến lược mà chúng ta đi.
- Khách hàng của chúng ta, quyết định đến vị trí chọn cửa hàng, khách hàng là xe hơi hay xe máy, hay khách địa phương gần đi bộ.
- Khách ăn buổi sáng hay trưa hay chiều. Khách đi làm buổi sáng hay khách đi làm về, hay khách văn phòng đi bộ ra ăn trưa...
Từ đó xác định chỗ để xe, diện tích,...
Có những điều tuyệt đối tránh khi chọn vị trí : đường một chiều, khách hàng là xe máy, mà lại chọn bên tay Trái. Hay khách đi xe hơi mà không có chỗ để xe...
Nhiều bạn thuê mặt bằng, giá thuê đã hơn 50% doanh số. Là tiêu, tiền lời đâu nữa mà bạn vận hành.


Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, khách có sở thích khác nhau.

Thời gian đầu, khi ra thực chiến , mình cũng cần thời gian để thử nghiệm nhé. Không phải đúng 100% đâu. Nên thời gian đầu, cũng nên tính toán cẩn thận, đừng dồn hết tiền vào nhé, nhất định phải xoay được tiền ,hay dự trữ một khoảng nào đó cho 1 năm đầu để không bị phá sản ngay. Thời gian 1 năm đầu này là để sữa chữa chỉnh đổi lại những ước lượng mà ta dự tính ban đầu là sai

Còn rất nhiều yếu tố nữa, như khâu vận hàng tổ chức, hay nhân sự... Rất nhiều yếu tố để có thể kinh doanh thành công 1 cửa hàng ăn.
Những bài sau, mình sẽ chia sẻ lần lượt các yếu tố khác để có thể thực hiện
Chúc các bạn làm thật tốt nhé.

CÁCH KINH DOANH CỬA HÀNG ĂN THÀNH CÔNG

Làm thế nào để  chúng ta có thể kinh doanh thành công một cửa hàng đồ ăn, với mức đầu tư chỉ từ hơn 100 triệu. Với hơn 100 triệu, bây giờ chúng ta mở 1 cửa hàng ăn, thật không thấm vào đâu, nhiều người đầu tư hơn cả số ấy rất nhiều, nhưng lại đổ sông, đổ biển, bởi kinh doanh không có khách.

Do đâu các cửa hàng thường không có khách, điểm qua một  vài nguyên nhân quen thuộc

    1. Những món đồ bạn bán, thật sự không đặc sắc, không đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng
    2. Không biết khách hàng trọng tâm mình là ai, cứ tưởng là mở ra ai cũng ăn được, điều này nếu bạn kinh doanh thì đặc biệt cần xác định lại nhé
    3. Cửa hàng ăn không đẹp mắt, lại mất vệ sinh, vì không biết thiết kế, bố trí, và làm mệt quá, không dọn nổi.
    4. Không có tiền để thuê nhân viên, không dám thuê, tự làm hết, khổ xù đầu.
    5. Kinh doanh theo tự phát, thích thì làm, nghĩ thì làm,,, thiếu kế hoạch chi tiết.
    6. Không biết làm sao để có khách, tưởng mở ra, khách thấy, khách sẽ ăn, ủng hộ

Trước đây, khi mới bắt đầu làm, lúc đó mới ra trường, chân ướt, châ ráo,,, hang máu lắm, thuê 1 mặt bằng trong hẻm cho nhẹ tiền, có được số vốn gần 40 triệu, thuê mặt bằng, mua bàn ghế, thiết bị,,, mua toàn đồ nhựa , rẻ tiền không nha, vậy mà thoáng cái hết sạch tiền.


Cửa hàng thì nhỏ, nhìn nhếch nhát, khách thì không có, cũng chẳng biết làm sao để có, cứ choc mắt lên nhìn

 

Khách đến, mới làm món, chứ dám làm sớm na, lâu lâu mới có khách mà, làm lâu hư sao. Khi khách tới, làm chậm, thiếu này, thiếu kia,,, khách lại bỏ đi

Sáng mở cửa thật sớm, tối một mình dọn dẹp, đóng cửa muộn, mệt như gì, nghiệt nổi, không có khách


Tới tháng, lại đóng tiền mặt bằng, mệt gì đâu.



Cứ lẩn quẩn vậy, đầu tắc mặc tối, tiền lại không. Cuộc đời toàn mây đen.

Đó, cách mà những năm trước chính tôi đã trải qua, những ai đã trải qua, chắc thấm và nổi da già với khoảng thời gian này


Bạn có biết, tôi đã vượt qua điều đó như bây giờ ra sao không, giờ đây, tôi có thể mở 2, rồi 3 cửa hàng. Mà vẫn có thời gian ngồi đây viết chia sẻ này. Khách vẫn tới đều đều, thậm chí là đông.

TRẢI NGHIỆM CÙ LAO XANH


Từ nhà ở Tây Sơn, trước khi vào Sài Thành để bon chen cho khoảng thời trai trẻ, thì tìm đến một nơi thật yên tĩnh, sống cùng thiên nhiên, cùng nước, cùng cây. Mình quyết định đến đảo Cù Lao Xanh thuộc Nhơn Châu, Tp Quy Nhơn.

Đi xe khách từ Tây Giang, khoảng gần 2 tiếng đồng hồ, mình đã đến bến xe Quy Nhơn, tiếp tục bắt taxi đến Cảng Hàm Tử, mất khoảng hơn 10 phút, sau đó sẽ đi tàu siêu tốc, mất khoảng hơn 30 phút thì đặt chân đến được Cù Lao Xanh. Nếu không có tàu cao tốc, thì mình đi tàu gỗ, tàu gỗ thì mất gần 3 giờ đồng hồ. Tàu gỗ thì chạy 2 múi giờ, 8giờ sáng và 13 giờ chiều hằng ngày.



Đến với Cù Lao Xanh lúc 15 giờ, tận hưởng được cái nắng chói chan, nhưng không khí thì cực kỳ mát, nơi đây có khoảng 500 hộ dân, đều sống bằng nghề bám biển, bà con nói chuyện rất vui, thật thà.

Phòng ốc ở đây đơn sơ, không có 2 sao, 3 sao đâu nhen, hoặc có thể mang theo lều tự dựng ngủ cũng được, tối thoải mái và mát mẻ lắm. Bà con nơi đây họ cũng ít đầu tư du lịch nhiều.



Đến đây sẽ có các địa điểm để đi, bãi Sau, bãi đá Thảo Nguyên, Ngọn Hải Đăng... đi vòng vòng cũng hết đảo, có thể thuê xe điện và thuê người lái để đi nha, hoặc thuê xe máy, nói tới xe máy là mắc cười, ở đây, muối biển cao, nên xe mau hư, rỉ sét, không ai sửa chữa, nên bà con đi toàn xe cà tàng, đường thì dốc đứng, nhiều xe lại không có thắng,, chạy phê lắm.



À, ở đây đồ ăn thì phải đặt người dân nấu trước nha, chứ đi chơi về đói, không có đồ ăn, quán xá gì đâu, hải sản thì nhiều, biển mà... Sáng thì có 1 quán bán Bánh xèo, bánh canh, và bánh bèo,,, nhưng thôi, cứ đặt cho hộ dân họ nấu, mình dậy thưởng thức cho khỏe, chi phí cũng rẻ à.



Bắt đầu đi khám phá thôi, nước trong veo, xanh ngắt, cát mịn, trắng, đồi núi trùng trùng, cảnh đá thiên nhiên thật hùng vĩ, chỉ ước bà con ở đây và du khách hãy giữ gìn vệ sinh, đừng xả rác nữa, để đời sau còn được đi đến và thưởng thức.



Đến Bãi Thảo Nguyên, dốc đá thẳng tắp, sóng biển dạt mạnh, bọt tung trắng xóa,,, du lịch khám phá, gần gũi thiên nhiên, thì ở đây là tuyệt vời.

Ngọt Hải Đăng, lên trên ngọn quang sát được cả đảo, vị trí chiến lược, con người, tàu bè,,, cảnh đẹp mê ly, gió mát. Thật hùng vĩ.

Nhớ có dịp là ghé nha, đẹp lắm đấy,,,, hứa với cuộc đời, đã biết rồi, phải đến đây nha.

 

TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ QUÝ GIÁ HƠN KIẾN THỨC HỌC ĐƯỢC

Năm 2018, dự định mở 5 cửa hàng, nhưng cuối cùng phải dừng lại kế hoạch sau những vấp ngã lúc ban đầu.

Làm Bánh cuốn Tây Sơn đã hơn 3 năm, nhưng trước giờ mình chưa mở cửa hàng, nên đến khi mở cửa hàng mình vẫn còn non kinh nghiệm, những vấn đề đã xảy ra, mình đã tiếp thu chủ động và xử lý tốt. giúp cho mình rút ra những bài học thực tế , vững vàng hơn cho dự định năm 2019.

Về vị trí chiến lược, mục tiêu ban đầu mình đặt ra là đánh cờ vây, lần vào trung tâm, tập trung vào nơi có khách hàng của mình, bởi có khách hàng ban đầu là điều tiên quyết để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn lúc mới mở.

Mình bắt đầu chọn các mặt bằng ở những khu đó, nhưng cái mình không tính đến là diện tích mặt bằng, những nhà cấp 4, ngang 4 mét , diện tích 60m thật là không đủ để mình hoạt động. hai mặt bằng thuê cùng lúc trên Phạm văn Đồng và Võ Thành Trang là minh chứng cho công việc của mình. Qua việc mất rất nhiều tiền từ cọc và trang trí sửa chữa, cho mình những bài học và định hướng  thuê những cửa hàng tiếp theo.

Chỗ giữ xe cũng quan trọng không kém so với vị trí chiến lược và diện tích cửa hàng. Hàng xóm láng giềng cũng như an ninh khu vực cũng là điều bạn nên cân nhắc đến khi quyết định thuê, việc đó cũng sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của cửa hàng mình.



Tay ngang đi vào lĩnh vực mới này, dù đã nghiên cứu và tham khảo nhiều cách làm, nhưng chính những va chạm thực tế mới ở lại với mình mãi.

Cách quản lý một cửa hàng cũng là một vấn đề gặp phải ở những cửa hàng đầu tiên, sự phân việc, hay đào tạo nhân viên phục vụ cũng gặp những trở ngại, đa phần khách hàng không hài lòng lắm khi đến bên mình. Và phải mất một thời gian, những việc này mới dần cải thiện.

Hình thức bao bì lúc giao hàng, với khi ra cửa hàng có những mẹc tự cuốn, thì không thể nào dùng các bao bì cũ được, nó không hợp lý.

Mình mới nhận ra rằng, chuỗi cửa hàng không chỉ là dừng lại ở việc cách trang trí, trình bày nhận diện giống nhau, mà đó là sự đồng loạt và thống nhất ở cái văn hóa mà mỗi doanh nghiệp hướng đến, và lan tỏa giá trị ấy đến từng nhân viên của mình.

Phải mất một năm thực tế, mình mới có thể xác định được cho mình phải thuê cửa hàng ra sao, diện tích tối thiểu bao nhiêu, chỗ giữ xe thế nào. Trình bày ra sao để đăng ký được các giấy tờ cần thiết.  Cách phân bổ vị trí công việc cho từng bạn sao cho hợp lý, làm sao để các bạn cần phải làm gì để khách hàng hài lòng, hiểu được giá trị khi làm việc ở cửa hàng mình. 

TUỔI THƠ CỦA TÔI

Hình ảnh cánh đồng, con bò, cây lúa, cây mì đã in sâu vào tâm trí của tôi, nó chẳng phải là sự trải nghiệm hay khám khá, như cách các bạn trẻ về quê mỗi dịp hè, mà đó là những hình ảnh kham khổ, chịu đựng của những người con như tôi.

Từ nhỏ, tôi vẫn còn nhớ gia đình ông nội và gia đình tôi, chỉ có hai gia đình ở bên đây con suối, cách xa với xóm làng bên kia suối, chỉ có 2 gia đình tắt lửa tối đèn có nhau.


Khi lớn lên, tôi mới dám hỏi, tại sao mọi người đều qua bên kia ở, sao mình với ông nội vẫn ở bên đây một mình vậy má, tôi mới biết đó là do ông nọi nói, hiện ruộng đất đều ở bên đây, qua bên kia đi làm xa, nên cứ ở bên đây.

Chính vì vậy, mà lúc đầu, mấy anh chị em chúng tôi đi học rất khó khăn, đi học rất xa, mỗi khi mùa nước lớn, ba lại cõng trên vai để qua suối, chỉ một cái vấp té thôi, hai cha con đều sẽ bị cuốn theo dòng nước lũ. Nhiều lúc phải ở tạm nhà người quen bên kia xóm để đi học, vì nước lớn, phải mất cả tuần mới rút và ba lại cõng qua suối để về nhà


Gia đình ông Nội tôi làm Nông, sau này các cô chú và ba tôi cũng làm nông, ruộng đất khô khan, mỗi năm chỉ được mỗi mùa lúa, nhờ nước mua, đó là mùa tháng 10. Những mùa còn lại, đều bỏ không, vì không có nước để canh tác. Ruộng đất nơi đây rất khó khăn, cây cối cằn cỗi, trồng không có năng suất, chính vì vậy mà lúc nhỏ, mấy anh chị em chúng tôi phải ăn mì, ăn khoai,, để sống. Một nồi cơm, chỉ được 1 phần gạo, chín phần mì hấp phía trên, rồi chan canh lá giang mà húp. Mì lát, bột mì, củ mì, củ lang,,,,ăn thay cơm để sống. Tới mùa xoài thì ăn xoài, mùa mít ăn mít… ăn thay cơm, gắng sức để làm, cùng nhau vượt khó.


Tôi biết đến những chồi mía, lúc tôi còn nhỏ, ba mẹ tôi hãy bế tôi ở cạnh các chồi, để ba mẹ nấu đường. Bây giờ, bước ra ngoài đường, mua đường có đường, trồng mía lên thì bán cho nhà máy. Nhưng lúc đó, mía trồng lên, tới mùa thu hoạch thì người ta sẽ dựng lên những cái chồi tạm thời, có con bò sẽ đi lòng vào để đẩy động cơ máy ép nước mía, khi có nước mía rồi, sẽ nấu lên, đến khi đặc lại thành từng miếng đường, lúc đó sẽ đổ vô từng muỗng (như là các thùng nhựa lớn ngày nay) rồi gánh đi bán.


Cây mì thì có 2 loại, mì gòn và mì lùn, mì gòn thì trồng lên để ăn, nấu củ mì ăn, ngày nay ở đất Sài Gòn này củ mì thật có giá, tính ra lúc xưa, mình được ăn toàn đồ hiếm của ngày nay, còn mì lùn thì trồng lên, đến mùa thu hoạch thì bà con sẽ gọt vỏ, mang đi phơi cho khô, để trữ để dành. Loại nào tốt thì để nấu mì lát, mỗi khi thiếu gạo, hay năm bị thiên tai hạn hán, dùng để thay cơm. Loại nào xấu, bị mọt,, thì dùng cho heo và bò.


Chắc vì vậy, mà người ta vẫn hay gọi Bình Định chúng tôi là dân củ mì.


Lúa thì trồng mỗi được một mùa nước, là mùa mưa tháng 10, trồng lúa, canh tác thủ công như lúc bấy giờ thật quá khó khăn, đến khi lúa chín, ruộng nào gần thì gánh, ruộng nào xa thì có xe bò, lúa về nhà thì phải đập, cho từng hạt lúa rớt ra, chứ cũng chẳng có máy mà tuốt như bây giờ.


Đất thì xấu, cây mía cây mì, lúc được, lúc lại chết khô vì nắng gắt,,, dẫu làm việc chăm chỉ, cuộc sống của gia đình chúng tôi vẫn rất khó khăn.


Má kể rằng, khi xưa lúc ra sống riêng, ba với má được ông bà nội cho 2 thúng lúa để ăn, rồi từ đó, ba với má phải đi khai phá từng vùng đất hoang để làm đất canh tác và trồng trọt, chứ lúc bấy giờ, cũng chẳng có đất để làm.


Khi tôi lớn lên được chút, được đi học cấp 1, cắp sách đến trường, trường cách nhà tôi khoảng hơn 5 cây số, đi qua một con suối và 1 cái cầu ván  (cầu lù chẩn) mới tới được trường, những mùa nước lũ là sợ nhất, đi về trời tối, phải đi qua cây cầu ván ấy, chỉ cần không chú ý kỹ, vấp phải tấm ván mục là tôi có thể lọt tong xuống cầu. Về đến con suối mà không thấy ba ở đó, hay có chú nào đi làm về muộn để cõng qua suối là phải chạy lên nhà chú ở ké, đến khi nước rút lại về. Nhiều lúc thấy con không về, là ba má tự hiểu con ở nhờ nhà chú, chứ cũng không thể nào mà băng qua suối để đi tìm.


Có một lần nghe máy kể lại, hồi nhỏ anh em chúng tôi hay bị sốt, sốt cao quá thì lên con co giật, ba tôi phải lội suối, nước thì ngập cả đầu, dòng nước rất xiếc , vậy mà ba vẫn đi bộ cả 5 cây số, rồi lội về để chúng tôi uống, hồi nhỏ chúng tôi lên cơn sốt, má tôi nói hay cho uống tro, lùi chanh… tôi chẳng biết đó là kinh nghiệm hay mẹo vặt, nhưng nó lại giúp anh em chúng tôi vượt qua cơn sốt và sống khỏe.


Suốt năm lớp mẫu giáo, lớp 1, lớp 2, lớp 3, tôi được trải qua cảm giác học với ánh đèn dầu, vì lúc đó nhà tôi chưa có điện, ánh đèn dầu heo hút, chắp cánh cho những ước mơ sau này.


Nhà thì khổ, đi học thì khó khăn, vậy mà cả sáu chị em chúng tôi, đều được cắp sách đến trường, được ba mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn.


Lúc nhỏ, học một buổi, còn một buổi  thì làm những công việc phụ, người thì đi chăn bò, chị thì theo ba mẹ, nhỏ nữa thì đi mót củi, đứa thì đi ra ngoài đồng, mót phân bò về để bán ( tức những con bò ăn cỏ ngoài đồng, nó sẽ ị ra, và tôi đi lấy từng đống phân ấy, để bán kiếm tiền)

Tuổi thơ của tôi đầy cam khổ, tuy không phải đó là thời chiến tranh, súng đạn, nhưng tôi cũng biết đến cảm giác đứng giữa trời mưa, rét buốc đê chăn vịt, biết đến cái nắng như cháy da để làm rẫy, chăn bò, biết đến cái đói xỉu khi không có đồ ăn, biết đến cái thiếu thốn cuộc sống của một con người.


Biết đến cảm giác săn bắt, chạy và bắt con mồi như một chiến binh, lúc nhỏ, tôi thường theo chú 6, em trai của ba tôi đi săn những con thú rừng, chú huấn luyện được một đàn chó săn, cứ đến mỗi trưa, là chú cầm tay lưới và dẫn đàn cho đi vào rẫy, vào rừng để săn bắt, những cuộc đi săn đều mang về những chiến lợi phẩm, có khi là chồn, là thỏ, có khi có cả nhím và tê tê,,, Những chú chó sẽ được chỉ định và 1 khu vực nào đó, chúng tôi sẽ chia ra mỗi khu để la hét, chú chó thì bắt đầu chạy và ngửi con mồi, đến khi phát hiện sẽ sủa lên, những con khác và chúng tôi bắt đầu tập trung theo con mồi, dụ chúng sa vào lưới, nếu chạy vào hang thì chúng tôi sẽ đào và bắt chúng.

Tôi cũng biết cách đặt bẫy để bắt gà rừng,  chim, cò,,, khi lớn lên tôi cũng biết cách đặt bẫy bắt heo rừng, nai, hay mang những con thú rừng có lúc bấy giờ.


Chắc những việc này lúc nhỏ, đã giúp tôi luyện cho mình những kỹ năng sinh tồn.