Trang chủ

GÓC NHÌN CÁ NHÂN

Vì sao trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn rất thường xuyên chứng kiến những điều nó gọi là không văn hóa.

Biểu hiện rõ nhất chính là văn hóa khi tham gia giao thông. Mỗi người chúng ta cứ y như rằng, con đường này là của họ, chen nhau từng cm, dành nhau, lấn nhau, thậm chí đánh đập nhau khi có xảy ra va chạm, không dành được đường trước.

Nhiều trường hợp, chỉ cần nhường nhau 1 chút thôi, để các xe kia qua, rồi chúng ta đi, thì chắc sẽ không có hiện tượng kẹt xe, ùn tắc tại các ngã tư, chỉ vì lòng ích kỷ một chút, mà cả một ngã tư, cả hàng trăm người khốn khổ chờ đợi. Tiếng còi xe inh ỏi.

Có nhiều người, đứng lại và nhường đường, nhưng nhường mãi mà chẳng thấy ai nhường lại. Khi nhường, còn bị nhiều người phía sau la mắng, vì không chịu dành đường giúp họ

Cơ quan chức năng thì đi tìm kiếm bắt lỗi, để đủ chỉ tiêu vi phạm đề ra, nhiều lúc không đủ, thì nhờ người khác ký cho đủ, họ chỉ dừng lại ở việc bắt ép và kiếm chát, chứ không phải là làm việc vì đam mê mang lại sự an toàn, nét văn hóa khi tham gia giao thông.

Cái nữa, chính và văn hóa ứng xử: Trong quá trình làm việc của mình, hay gặp rất nhiều cách ứng xử rất vô lý, họ xem mọi thứ của họ là đúng mặc nhiên, ngang tàn, không xem trọng pháp luật và người khác.

Một ví dụ thế này, khi làm trên Phạm Văn Đồng, lúc mới ra cửa hàng, có một quán nhậu tận dụng vỉa hè để kinh doanh, bỏ bàn ghế để bán hàng. Bàn ghế của bọ kéo dài 9 gia đình hộ dân, trong đó họ có thuê căn số 1 và số 9, còn lại từ căn số 2 đến số 8 là nhà của các hộ dân và các văn phòng kinh doanh , các họ này chỉ làm việc giờ hành chính nên buổi tối quán nhậu có thể bỏ bàn ghế để bán.

Có những hộ dân không đồng ý cho để bàn trước nhà vì dơ và khói, tiếng ồn của các bàn nhậu khuya đến 2-3 giờ sáng.

Sau một thời gian, có một số hộ ,họ quyết định dọn đi nơi khác ở và nơi đó họ cho thuê mặt bằng, các văn phòng thì có nơi chuyển đi nơi khác để thuận tiện, chỗ đó để cho thuê mặt bằng.

Thế là mình tới thuê một căn để mở cửa hàng. Lúc bây giờ khi ra cửa hàng, thì quán vỉa hè của họ bị cắt ngang. Ít lâu sau, chỗ văn phòng kia lại cho thuê để bán đồ ăn nữa, họ lại bị cắt ngang 2 căn nhà không thể để được xe máy.



Và họ mặc nhiên là tôi tới thuê nhà, cắt ngang miếng cơm, phá đám  họ. Mọi hành vi côn đồ và vô văn hóa chúng tôi phải chịu khi mới tới đây.

Rồi sau đó, có một số hộ dân quyết tâm làm tới cùng, vì không thích cho họ để vỉa hè bừa bãi, nhưng họ cũng cực kỳ vất vả,họ bị chửi, bị la, thậm chí là dọa đánh, giết… Đến cả công an phường can thiệp, cũng chẳng hề giảm là mấy, bởi họ ỷ lại là có quen với công an khu vực và phường này.

Nếu thật sự họ khôn khéo hơn tí, họ có thể thương lượng đến từng hộ dân, làm cho họ yêu, họ mến, khi không lý nào họ có thể lấy lại vỉa hè, hoặc cho người khác thuê. Nếu họ có cho người khác thuê đi chăn nữa, thì bạn có thể giúp họ tìm văn phòng để cho thuê, một là đáp ứng nhu cầu của họ, hai là giúp mình có được vỉa hè buổi tối để làm ăn.

Vậy từ chỗ tham gia giao thông đến văn hóa sống cộng đồng, tại sao chúng ta lại như vậy. Cốt yếu là do mỗi bản thân chúng ta mà ra. Cuộc sống này quá bộn bề, khiến con người ta mãi chạy lo cơm áo gạo tiền,  họ sống trong sự lo sợ và thiếu thốn. Dẫn đến con người lúc nào cũng buồn bực, đôn đả.

Họ thiếu đi sự tiếp nhận những văn hóa, văn minh mà họ đáng được hưởng. Bản chất con người sinh ra, không ai xấu. Mà cái xấu hình thành từ chính môi trường của họ.



Trong hoàn cảnh này, mình mới thấy thương người Việt Nam mình. Ước gì người việt mình có được một nền giáo dục tốt, một môi trường sống tốt, ở đó mõi con người đều có lòng tự trọng. Được phát huy hết tài năng, nét riêng của mình. Người đá banh giỏi thì đừng bắt họ đi học vẽ, để rồi đánh giá họ vô dụng.

 Người tài giỏi họ có môi trường phô diễn, chứng minh , không phải rời bỏ quê hương để đi ra nước ngoài.

TÌM BẠN ĐỒNG HÀNH

Mình là Nguyễn Đình Chính, là người dành cả tuổi trẻ để đi tìm cách làm và Phát triển Bánh Cuốn Tây Sơn.

Bắt đầu từ năm 2013, hành trình miệt mài và bền bỉ để làm và phát triển, từ một người con nông thôn bước lên thành thị bằng hai bàn tay trắng, bắt đầu hành trình bước vào đời với khoản nợ tiền vay Sinh Viên. Mọi thứ có lẽ bắt đầu từ số 0 tròn trĩnh, 0 tiền, 0 quan hệ, 0 kinh nghiệm.

Chỉ có duy nhất đó là khát khao làm và kiếm tiền, lúc nhỏ, nhìn cả nhà làm nông, làm từ sáng sớm đến chiều tối, làm hết ngọn đồi này đến ruộng lúa khác, nhưng cuộc sống vẫn cực kỳ khó khăn vì thiếu tiền.

Khi ra trường, mình chọn rẽ trái theo con đường tự làm kinh doanh cho riêng mình, tự mở cửa hàng mang tên Bánh Cuốn Tây Sơn, thoáng chốc, mọi thứ bay hết vì không có khách, cửa hàng ế vì không ai biết đến, lựa chọn con đường theo kiểu truyền thống mà ai ai cũng đã làm. 

Lần này không có tiền, nhưng cái sợ đó còn lớn hơn rất nhiều, bởi bây giờ mình đã lớn, đã phải làm và phụ giúp gia đình, phụ giúp hai đứa em còn đang học, ba mẹ đang ở tuổi 60 vẫn phải còn cày cuốc nuôi con.

Tiền có thể không có lúc này, áp lực có thể khiến bạn mệt mỏi, nhưng cuộc sống vẫn đang diễn ra, thời gian vẫn cứ trôi và chẳng lẽ mình lại bỏ cuộc ở đây.

Những lúc này, mới thấy sự cơ cực khi xưa nó lại hay, giúp mình làm quen với nó rất nhẹ nhàng.

Thời gian 9 tháng sau, cũng chịu đi làm ở công ty để mà có tiền trang trải cuộc sống, khoảng thời gian đóng thùng, ngồi máy lạnh này cảm thấy nhẹ nhõm, không lo ế khách, không lo thiếu tiền mặt bằng... Nhưng chỉ được vài tháng, sự nhàn nhạ đó lại khiến mình khó chịu, cảm giác bó buộc, bởi trước giờ đã quen với sự làm việc luyên thuyên,  cảm thấy thời gian trôi qua lâu quá. 

Bắt đầu hình dung lại quá trình mình làm, tại sao lại không có khách. Mới thấy rằng mình dở tệ.

Thứ nhất: mở một cửa hàng ở đó, bao nhiêu tiền lại dồn hết vào bàn ghế, đồ dùng, mặt bằng.

Thứ 2: Nếu mình ngồi đó, đếm thử một ngày có bao nhiêu người đi qua cửa hàng, bao nhiêu người nhìn vào cửa hàng mình, rồi bao nhiêu ghế vô cửa hàng mình. Tóm lại là, có bao nhiêu người biết mình hiện diện ở đó, nhẩm lại thấy mình làm được 7 tháng cũng là siêu, chứ không phải tệ. hi

Thứ 3: Khi khách vào rồi, mình bán được những gì? khâu bán hàng của mình quá yếu

Thứ 4: Khách hàng vào, họ đánh giá thế nào, họ có quay lại không, mình cũng chưa bao giờ nghe và đặt câu hỏi?

Những câu hỏi đặt  ra, và mình phải đi tìm lời giải thích, tìm công thức để hóa giải nó. 

Quyết định làm lại, sau 9 tháng đi làm công ty, và bắt đầu gỡ rối cho những gì trước kia mình còn dang dở, và mọi thứ thật tuyệt vời khi đã có được kết quả.

Cửa hàng phục vụ khách đã ra đời, với lượng khách và doanh thu để giúp mình có tiền, giúp mình có được những thứ mình hằng ao ước.


Khách hàng đã biết đến và yêu mến Bánh Cuốn Tây Sơn theo " vết dầu loang".

Kinh doanh Bánh Cuốn Tây Sơn rất tuyệt vời, 

Nếu bây giờ, chỉ mình mình làm và phát triển thì thật quá nhỏ bé so với những tiềm năng của Bánh Cuốn Tây Sơn. 


Nếu bạn là người đam mê kinh doanh, khát khao mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, thích sự ĐẦU TƯ AN TOÀN, thì hãy liên hệ với chúng tôi.

Những lợi ích khi bạn chọn hợp tác cùng tôi:

- Thị trường mới, tìm năng, không phải cạnh tranh khốc liệt như các thương hiệu cafe, trà sữa.

- Đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao:  từ 25 triệu - 100 triệu/ tháng

- Thời gian hoàn vốn từ 8 tháng đến 1,5 năm, tùy tình hình kinh doanh.

- Được công ty, hỗ trợ đồng hành cùng đối tác trong suốt quá trình kinh doanh.

- Toàn bộ lợi nhuận là của đối tác.


Bạn thật sự muốn là đối tác, thì hãy liên hệ với chúng tôi qua email: nguyendinhchinh.connection@gmail.com

Bạn có thể đến 132 Phạm Văn Đồng, Phường 3, Quận Gò vấp để thưởng thức và xem qua về cách thức hoạt động của chúng tôi.

Hẹn gặp bạn vào thời gian sớm nhất, bởi chúng tôi nhận số lượng đại lý có giới hạn.


LÀM QUEN VỚI VĂN HÓA CHO VIỆC

Nói đến cho việc, chắc điều này còn xa xôi và lạ lẫm đối với chính bản thân tôi trước đây, bởi chưa ai nhắc tới hay tôi nghe đến từ cho việc. Nhỏ giờ tôi chỉ nghe là Xin việc.

Con ráng học giỏi, lên thành phố kiếm công việc ổn định, cho bản thân nó khỏe, được mặc đồ đep, đóng thùng, ngồi máy lạnh mát phe phe. Con mà không chịu học, lại làm nông quần quật, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì khổ lắm con ơi.

Nhà mình, làm suốt, từ sớm đến tận tối, đủ ăn đã là may mắn lắm rồi. 




Sống và lớn lên từ nhỏ, đã quen với sự khổ cực, mưa nắng, ăn com ngày có ngày không, ăn sắn trộn cơm để no qua ngày.

Cũng được cái nghe lời ba mẹ , cũng ráng học, rồi thi vào đại học, cũng đi làm thêm, cũng chịu học hỏi, nhưng hồi đó, mình ham giàu lắm, thấy ai mà có tiền, thấy ăn mặc sạch đẹp, mình thích lắm. Thích được như họ.

Đi làm thêm, làm đủ thứ, quen biết được nhiều hơn, do được cái hiền lành nên nhiều người mến, lúc đi dạy thêm, cả gia đình đi chơi, để nhà cho mình coi, vừa dạy vừa coi nhà giúp, dạy xong dẫn thằng học trò qua nhà kế bên gửi, bởi mai ba mẹ nó mới về.hi nhà đó, tủ lạnh có đồ hết đó, em dạy có đói thì vào lấy ăn nha, cứ coi như nhà của mình đi, mà cảm giác có nhà rộng ở Sài Gòn sướng thiệt.

Lúc đó cũng khùng khùng sao, ra trường cái đi bán Bánh Cuốn Tây Sơn chứ không chịu đi xin việc làm, làm kỹ sư như người ta, chắc có lẽ là do thời sinh viên đi làm nhiều, biết được nhiều cái như Làm Tư, làm chủ, tạo công ăn việc làm, cho việc , ....

Mấy cái này quan trọng lắm nha, nó giúp cuộc sống của mình khác đi, hiểu được cuộc đời vì sao khổ, hiểu được sao lúc nhỏ nhà mình khó khăn vậy, hiểu được cuộc sống mà mình muốn, hiểu như thế nào là quy luật 80/20... rất nhiều thứ để mình cân bằng cuộc sống. Nhiều thứ để hiểu sao người ta họ giàu, họ có tiền.

Cảm thấy cuộc sống đầy ý nghĩa, lúc nhỏ mình nghèo, mình sống khó khăn, đó là cơ hội tuyệt vời để bạn khởi nghiệp, mọi khó khăn của khởi nghiệp chẳng thấm vào đâu với những lúc đói khát.

Sự cô đơn của khởi nghiệp, chẳng thấm vào đâu so với lúc đi làm thêm, ngày cắp sách đến trường, tối đi làm thêm, về tới phòng, bạn bè nó ngồi máy, chơi game, học bài.. mình lủi thủi tắm rửa rồi ăn tối. Tết về thăm nhà, hết tết lại vác balo đi.

Hụt tiền khi khởi nghiệp, chẳng xi nhơ gì với lúc nhỏ thiếu tiền nộp học phí, thiếu tiền mua cây bút mực, thiếu tiền mua cuốn tập... thiếu tiền mua viên kẹo ăn cùng bạn bè cho đỡ đói.

Nếu bạn đã từng trải qua hết những cảm giác đó, bạn sẽ thấy rằng khởi nghiệp, kiếm tiền, tạo công việc, cho việc... chẳng gì to cả.

LÒNG TỰ TRỌNG CỦA CON NGƯỜI ĐI LIỀN VỚI SỰ GIÀU MẠNH CỦA DÂN TỘC

Làm sao để chúng ta phát triển, trong khi chúng ta thiếu đi sự định hướng, thiếu đi kiến thức. Với những người ở quê như chúng tôi, thì TV là cái duy nhất để chúng tôi biết thêm những điều, ngoài những gì xảy ra trước mắt.


TV hầu hết là các chương trình phim, ca nhạc, mà toàn là phim gì đâu, các chương trình ca nhạc chủ yếu là để các nhà tài trợ bỏ tiền quảng cáo.

Nếu đất nước khởi nghiệp, người người khởi nghiệp, vậy tại sao chúng ta không dẹp bỏ hết các kênh đó, hãy có kênh duy nhất là dạy khởi nghiệp, dạy cách phục vụ, dạy cách sống, dạy kỹ năng.. hãy thay đổi thói quen hiện tại, hi sinh một ít kinh tế của các nhà quảng cáo để tập trung cho dân phát triển.


" Một dân tộc giàu mạnh khi các cá nhân có lòng tự trọng"

Hãy bắt đầu bằng con người, hãy đầu tư cho con người, bởi đó là tài sản của quốc gia. 


Như tôi, ngoài việc cắp sách đến trường ngồi nghe, thì về nhà chăn bò, làm việc nhà, xem TV thì chủ yếu coi phim, ca nhạc... Nếu như, chúng ta chiếu các kênh về khởi nghiệp, các khởi nghiệp thực tế, các chương trình về hướng nghiệp, chương trình về cách sống, sự yêu thương, cách phục vụ, cách bán hàng. Chương trình về tạo công ăn việc làm.

Đầy ắp các chương trình dạy ngoại ngữ, dạy kỹ năng sống, kỹ năng tồn tại, giúp các bạn nhỏ hiểu được rằng, mình phải biết yêu thương, biết rèn luyện thể lực, rèn luyện trí lực, khi đó, mỗi cá nhân sẽ tốt hơn.

Các bạn trẻ sẽ dần biết được, mình nên làm gì, nên học gì, để giúp các bạn phát triển tối đa.

Không còn sự gò bó, ép buộc theo điểm số, xếp hạng mà nền giáo dục, hay cha mẹ áp đặt.



Tại sao bạn có đam mê vẽ mà bắt bạn phải học giỏi toán, phải tính đạo hàm... sẽ không còn cảnh trẻ em đam mê chơi game mà bỏ học, không còn bạn trẻ tập tò hút thuốc, uống rượu , hay đánh nhau ở tuổi mới lớn.

Thay vào đó, những bạn trẻ ở quê như tôi, biết trồng rau để bán, biết nuôi cả cảnh, biết nuôi gà, nuôi chim

... để bán. Chúng tôi biết kiếm tiền. Biết yêu thương và trân trọng cuộc sống.


Nếu nước ta 70% làm nông nghiệp, hãy có chương trình giúp bà con nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi của mình.


Chương trình, giúp các hộ làm ăn kinh tế giỏi, hướng dẫn bà con làm sao để trồng rau được sạch, nuôi cá, trồng cây, làm nông trại... từng cái chi tiết nhất đến các vùng, địa phương.


Hãy dạy bà con kỹ năng bán hàng, kỹ năng làm ra sản phẩm chất lượng, nâng cao năng suất..


Bà con mình, sẽ biết bán hàng, không còn phụ thuộc quá nhiều vào các thương lái Trung Quốc, không còn bị họ ép giá, gây thảm hại nền kinh tế.


Hãy chỉ cho bà con biết cách BÁN HÀNG, bảo vệ môi trường, biết yêu thương. Cho họ biết các kỹ năng nuôi dạy con cái, nuôi dạy lòng tự hào, tự tôn. Thì dân tộc mình sẽ giàu mạnh.


Ở các thành phố, nơi có du lịch phát triển, hãy giúp mọi gia đình đều bán hàng, đều biết phục vụ khách, nhà nhà làm du lịch, người người làm du lịch theo một chuẩn, có văn hóa, văn minh.


Mỗi gia đình là tế bào của xã hội.

Cứ thế, quốc gia mình sẽ phát triển, khi con người được đầu tư, phát triển.


Hãy một lần, thay đổi , hãy đầu tư vào con người.

Mọi việc còn lại, con người sẽ thay đổi tất cả.

TỔNG KẾT NĂM 2017 VÀ MỤC TIÊU NĂM 2018

Năm 2017 đã kết thúc, giờ là lúc cùng nhìn lại chặng đường đã qua, năm 2017 đã đạt gì, và còn gì cần phải phấn đấu, lập nên  mục tiêu phát triển cho năm 2018.

Năm  2017 với mình thật ý nghĩa, khi đã thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, đã đi được các tỉnh miền Tây, đến các tỉnh miền trung như Đảo Bình Ba, Cam ranh, eo gió, Quy Nhơn….

Đã đi được Singapo, Malaisia, Indonesia, Thái Lan, khám phá được nhiều điều thú vị, khí trời của các nước.





Về công việc, các công việc được tinh gọn, hiệu quả hơn, cắt giảm được rất nhiều chi phí thừa thãi, ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc, doanh thu đã tăng lên gấp 1.5, nhưng chi phí nhân sự lại giảm xuống, bắt đầu kiểm soát quy trình tạo ra hiệu suất được tốt hơn.

Năm 2017 được ông anh cho hẳn mặt bằng để bắt đầu thử nghiệm ra cửa hàng, bước đầu thành công vì lượt hút khách đổ về, đạt được doanh số ban đầu được đề ra.

Thành quả lớn nhất là năm nay được đánh dấu là người đàn ông trưởng thành khi đã có vợ, hai đứa quyết định dọn về chung một nhà sau 6 năm quen nhau. Khi lấy vợ, mình mới biết được mình trưởng thành và điềm tĩnh cỡ nào.haha





Cũng là năm có được căn nhà riêng, sau 8 năm bước chân vào đất Sài Gòn hoa lệ, căn nhà là sự cố gắng của hai vợ chồng.

Làm việc, rồi về nhà, một cảm giác thật yên bình.





Năm xưa, Lưu Bị lấy thành trì là thước đo của hành trình thực hiện giấc mơ chinh phục,thì bây giờ nhà đất chính là sự đánh dấu cho những bước đi tiếp theo của những người xa quê lập nghiệp.

Năm 2017 có thời gian để về nhà nhiều hơn, ba mẹ vào Sài Gòn thăm con, cũng có nơi nghỉ ngơi thoải mái.

Cảm ơn cuộc đời.

Sang năm 2018, sẽ còn nhiều cố gắng, giúp các bạn đại gia đình Bánh Cuốn Sơn có môi trường làm việc tốt hơn để phát huy tối đa năng lực, quản trị tốt hơn, hoàn thành mục tiêu có 5 cửa hàng trong năm 2018.

Kim chỉ nam của năm 2018 là nghe và làm theo câu nói của ông anh “ Phải Suy Nghĩ Lớn, không suy nghĩ lớn thì đừng nói chuyện với anh” .

 

Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình nhỏ, và luyện tập sức khỏe bằng các hoạt động thể thao, thực hiện chiến du ngoạn Miền Bắc và ít nhất 2 nước là Trung Quốc, campuchia, hoặc Lào.

Đi học thêm vài lớp học để giúp bản thân được mở mang kiến thức, nâng cao hiệu suất công việc.

 

 Nguyen Dinh Chinh