Trang chủ

Sống không uổng kiếp này là người con Tây Sơn Bình Định

Đến hôm nay, thấm thoát thời gian trôi qua, vẫn một niềm tin Bánh cuốn Tây Sơn sẽ xuất hiện khắp nơi và trở thành một điều rất đỗi quen thuộc với ẩm thực Việt Nam.

Nếu một ngày nào đó ở thành phố hồ chí mình này, hay ở nước Việt nam này, hay ở nơi nào đó trên thế giới này xuất hiện hàng ngàn cửa hàng mang bảng hiệu BÁNH CUỐN TÂY SƠN, thật không uổng kiếp này là người con sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tây Sơn.



Một vùng đất xa xôi, nhưng thật oai hùng hai tiếng Tây Sơn, ở đây bà con đều gắn liền với món Bánh cuốn, ai cũng hiểu rằng đó không chỉ là món ăn, đó còn là tinh thần, là nét riêng của những bà con nơi đây. Nhưng mãi sau này nó mới có cái tên là Bánh Cuốn Tây Sơn.

Cũng kể từ đó, bà con ở quê, không còn để cái tên là Bánh cuốn nữa, mà họ đều tự áo gắn lên mình cái tên BÁNH CUỐN TÂY SƠN.




 Đi dọc con đường quốc lộ 19, con đường huyết mạch của vùng đất Tây Sơn, rất nhiều bảng hiệu BÁNH CUỐN TÂY SƠN xuất hiện.

Đáng lẽ ra, điều này nên đã xuất hiện từ rất lâu rồi, chứ không phải đến ngày hôm nay.

Những bảng hiệu đó, Tây Sơn đó đã dần đi đến những nơi xa hơn để giới thiệu mình , đến những nơi đô thị, hoa lệ. Nơi nó phải đến để lớn lên.


Có một lần, một người con Tây Sơn đến gặp người đàn anh đi trước,  bước tiếp theo em cần làm là gì hả anh. 

Anh bảo, hãy dồn hết tâm huyết chăm chút , để nó lớn lên từng ngày, nhắc đến Quảng, người ta tự hào có Mì Quảng, nói đến Huế, người ta tự hào có BÚN BÒ HUẾ....

Dạ, em đã hiểu. Em cần làm gì cho những bước tiếp theo. Nói đến Bình Định thì mọi người sẽ biết đến BÁNH CUỐN TÂY SƠN.


Hãy để ẩm thực Tây Sơn, để ẩm thực Bình Định là Chính nó, đáng lẽ ra nó phải lớn hơn thế rất nhiều.

Khi mà mọi người cùng nhau làm, cùng nhau gắn lên cái bảng hiệu mình tên Bánh cuốn Tây Sơn, không những bạn đang làm cho bạn, hãy nhớ rằng đó là bạn còn đang nợ quê hương , bạn đang mượn cái tên Tây Sơn, để bạn bè tứ phương thưởng thức, được biết đến. Nên hãy hiểu về Tây Sơn.




Là một người con được hưởng khí trời Tây Sơn, hơi thở , uống nước nguồn, ăn cái mưa, dầm cái nắng ơ Tây sơn.


Chỉ cần làm đúng theo cái riêng vốn có của nó.

Bánh cuốn Tây Sơn là khi ăn phải có tỏi và ớt bay.

Nước chấm Bánh cuốn Tây Sơn là linh hồn của nó, là nước tương đậu phộng, vị chua, ngọt thơm, cay , nồng nàn của ớt tỏi. Thật Hoà quyện với nhau.




Bên trong nhất định phải có chả ram, thịt lụi nướng thơm ngon, nem nướng tuyệt hảo , trứng vịt luộc béo béo ... Nhất định phải có rau thơm, gồm các loại Chính là tía tô, húng cây, rau răm và đặc biệt là dưa leo bằm.   

Đừng cố thay đổi nó, nếu bạn không hiểu gì về Bánh Cuốn Tây Sơn.


Đừng  lấy bánh tráng chiên, rồi gọi nó là chả ram , chả ram là phải giòn, thơm, sử dụng đúng loại bánh gạo tinh nguyên. Nếu lấy bánh tráng chiên lên thì nó sẽ mềm xèo, béo,,, rất khó ăn vì bay mùi dầu.

Đừng chọn thịt lun tun, đừng ướp thịt theo cách tự có, để làm nên thịt lụi đúng hảo, hãy về Tây Sơn hỏi các cụ trong những ngày cúng giỗ.


Hãy làm đúng với tên gọi của Bánh Cuốn Tây Sơn, để bạn bè tứ phương được cơ hội thưởng thức món ăn tuyệt vời này.



Con người Phù Hợp là Tài Sản

Khi mở cửa hàng ăn, thường vấn đề nói chuyện cùng nhân viên diễn ra ít thường xuyên hơn, bởi một phần tuổi thọ làm việc của nhân viên thấp, các bạn đến rồi đi như một lẽ thường, chưa bạn nào xem đó là một ngành để phát triển.

 Chỉ những bạn làm việc trên 1 năm, là mới có dịp để trò chuyện cùng các bạn về cuộc sống, thu nhập, tương lai phía trước. Khi làm việc được 1 năm, họ cũng bắt đầu dần hiểu và nắm được nội dung các công việc, tức là lúc các bạn hiểu được công việc làm mà không cần ai phải nhắc , phải thúc đẩy.

Đến đây, trách nhiệm của mình lớn dần hơn, bởi các bạn cần có thu nhập tốt hơn, rõ ràng hơn về đường đi phía trước, hiểu hơn về cuộc sống các bạn đang vướng những vấn đề gì.

Có bạn nói rằng, em làm có thu nhập, nhưng sao không thấy dư, cứ như vậy đến khi em có gia đình, có con cái, thì em phải làm sao, rõ ràng bạn có nghĩ, tức bạn có lo lắng và khả năng định hướng.

Có bạn nói, em thấy mình học hỏi còn chưa tốt, năng suất làm việc của em chưa hiệu quả. Mình mới hỏi em cảm nhận vậy, hay người khác đánh giá, hay có con số thống kê rõ ràng...

Rất nhiều trắc trở  các bạn, mà bạn thiếu đi một người anh dẫn đường, một người đi trước cho bạn thấy được mình phải làm gì.

Những buổi làm việc thế này, thường mình chỉ làm việc cùng quản lý, hôm nay tiếp tục trò chuyện cùng các bạn đã làm việc với mình trên 1 năm. Cũng dễ dàng nhận ra rằng, thường là các bạn thiếu đi kỷ luật  cho bản thân mình , thiếu mất đi hôm nay mình đi làm là vì sao, chỉ là làm để có công ăn việc làm, chứ chẳng phải làm vì định hướng tương lai.


khi xưa, lúc đi học rồi ra trường, mất khoảng thời gian dài, mồ hôi và tiền bạc, mình mới xác định được hướng đi, trong suốt quá trình làm, chẳng thể thiếu những người thầy, những người mà họ đã trải qua và thành công, Chính họ mới là người dẫn đường để ta ít đi sai  lầm.

Và hôm nay, mình dành một phần sức để chia sẻ cùng các bạn, chia sẻ để các bạn vững vàng trên con đường mình chọn.

Dòng tiền mặt thời khủng hoảng là vua.

Dòng tiền mặt thời khủng hoảng là vua.

Khi làm kinh doanh, chúng ta thường đối mặt với những rủi ro, nhưng khái quát thì nó có 3 loại
Thứ nhất: rủi ro đến từ bên trong nội bộ công ty, anh em nhân viên
ví dụ: có bạn làm ẩu, cẩu thả sai sót khi đưa sản phẩm đến khách hàng
Thứ 2: rủi ro đến từ pháp lý, nhà nước
Thứ 3: là khủng hoảng từ bên ngoài
ví dụ: như tình hình virus corona
Ngày nay, với công nghê truyền thông, một chút rủi ro sẽ làm ta công ty ta khủng hoảng và chết rất nhanh.

Với mùa dịch corona này, là một khủng hoảng không dự đoán được, nó đến quá bất ngờ và khốc liệt, đúng ngay lúc chúng ta đang nghỉ ăn tết.
Những lúc này, bắt buộc phải có tiền mặt, nếu muốn vượt qua khủng hoảng, bởi các chi phí để di trì, trong khi lại không biết thời gian kết thúc, cũng như mất một thời gian sau dịch để phục hồi.
Đến chừng nào, chúng ta chưa có vắc xin, thì dịch vẫn còn, dù việt nam mình có khống chế tốt thế nào đi chăng nữa. Nền kinh tế vẫn phải mở cửa , giao thương với quóc tế, thì sự đe dọa đó vẫn còn.


Vì vậy doanh nghiệp, luôn phải để dành một khoảng tiền năm chơi không, chỉ để đối phó với rủi ro, hoặc nó là một loại tài sản mà có thể biến thành tiền mặt rất nhanh , có thể đó là vàng, hoặc tài khoản tiết kiệm.

Nếu không có khoảng tiền nằm ở không này, doanh nghiệp chúng ta sẽ chết.


Những rủi ro khi kinh doanh cửa hàng ăn uống


Nói đến việc kinh doanh cửa hàng ăn uống, ngoài những bài học thành công, những chuỗi cửa hàng, những người giàu từ kinh doanh ăn uống.
Nhưng với những người khi mới bắt đầu, thì việc để tạo nên thành công, làm ăn có lợi nhuận thì sẽ cần ở bạn rất nhiều nổ lực và kỹ năng.


Nhưng vẫn có những trường hợp, mới năm nay làm ăn rất tốt, khách đông nghịt, tự dưng năm sau quay lại thì thấy chuyển đi đâu mất tiêu.
Đó là những rủi ro thường gặp khi chúng ta kinh doanh lĩnh vực này.
Cùng điểm qua những rủi ro rình rập nhé.


Thứ nhất, đó là giá thuê mặt bằng cao, vị trí càng đắt điạ thì giá thuê càng cao, và giá thuê có khi biến động theo từng năm. Giá thuê mỗi năm tăng cao, khiến định phí tăng vọt, nhiều lúc vượt qua khả năng thích ứng của chúng ta.

 

Những rủi ro thường gặp


Thứ hai, là thời gian cho thuê ngắn, với lĩnh vực ăn uống, việc khách quen là rất quan trọng, khách quen tạo ra lợi nhuận, bởi khách quen thường không tốn chi phí marketing mà còn giúp ta marketing , giới thiệu bạn bè, người thân đến. Nhưng việc thời gian thuê không lâu dài, khiến chúng ta ảnh hưởng lớn.


Thứ 3, giá nguyên liệu tăng cao và có nhiều biến động khó lường, ví dụ như là các nguồn thịt lợn có năm gia từ 50 ngàn lên 200 ngàn, lên 400% như vậy, thì đa phần chúng ta sẽ nín thở, gây ra những rủi ro tìm ẩn.


Thứ 4 là nhân sự làm ở lĩnh vực này thường không xem đó là công việc chính, là nghề, đó chỉ là sự làm việc tạm thời, dẫn đến việc đào tạo văn hóa phục vụ khó khăn, sự nhảy việc liên tục, ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của mình.


Thứ 5 đó là, việc môi trường thay đổi quá nhanh, chúng ta chậm phản ứng, chỉ cần thiếu nhạy bén một chút, có khi qua ngày mai chúng ta không còn tồn tại, ví dụ như, mới ngày nào việc giao nhận đồ ăn là hiếm, là khó khăn, thì nay khách hàng ở tận nhà, shiper giao đến tận răng, việc kinh doanh chỉ tập trung ở một địa điểm mặt bằng, thì thật khó khăn.


Ngoài ra, còn rất nhiều những rủi ro khác, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cửa hàng ăn uống.
 

Các bước lập dự án kinh doanh cửa hàng ăn uống

Khi bạn muốn kinh doanh cửa hàng ăn uống, nhưng trước khi bắt đầu, hãy lập cho mình kế hoạch, nhớ hãy viết ra giấy rõ ràng, không phải là kế hoạch trong suy nghĩ nhé.

Mình dành cả thanh xuân để thực hiện công việc kinh doanh này, chứng kiến biết bao người mất tiền chỉ vì những lỗi rất cơ bản trong kinh doanh cửa hàng ăn uống.


Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ đầu tiên là xác định được mình muốn bán cái gì, sản phẩm của bạn có đáp ứng tiêu chí sản phẩm kinh doanh cửa hàng không, như là món đó có ăn được nhiều bữa trong ngày không, có mang đi được không.... các tiêu chí này, đã có riêng một bài rồi nhé.

Thứ 2 , bạn có bao nhiêu vốn trong tay, cái này rất quan trong, bởi khi khởi sự, tiền sẽ là yếu tố bạn chi ra đầu tiên. Riêng với lĩnh vực này, là phải có tiền nhé.

Tiếp theo là bạn có thể huy động thêm được bao nhiêu vốn, để phòng trường hợp nếu như kết quả kinh doanh chưa đạt như bạn muốn, nhưng bạn vẫn muốn di trì bởi bạn có được kế hoạch, nhưng chỉ cần thêm xíu nữa là bắt đầu có lợi nhuận .

Thứ 3, bạn có xác định được, muốn phục vụ cho đối tượng nào chưa, tức sản phẩm, món ăn, thức uống của mình phục vụ cho phân khúc khách hàng nào, đừng nghĩ đồ ăn thức uống, ai mà chẳng ăn được. Khi xác định được rồi, bước đi của bạn sẽ rõ ràng hơn, ít tốn thời gian và chi phí hơn.

Thứ 4, bạn có cách nào để tiếp cận, tiếp thị đến đối tượng khách hàng đó chưa , và bạn có mấy phương thức có thể đưa sản phẩm mình đến họ, phải vạch ra những phương thức, và loại dần nó để tìm ra những phương thức hiệu quả nhất. Đồng thời, xác định được phân khúc khách hàng đó, họ đang ở đâu, để ta có thể dịch chuyển đến với họ.

Nếu muốn làm, thì với số vốn đó, mình thuê được cửa hàng ở gần họ không, với số vốn mình có, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị mọi thứ ở khu vực đó không, khu vực khác nhau, chi phí sẽ rất khác nhau nhé.

Thứ 5, bạn có thế mạnh, hay kinh nghiệm gì trong việc quản lý cửa hàng không. Hãy tự hỏi mình, nếu thấy chưa có, thì hãy tìm cách để học hỏi, làm sao nhất định mình phải có thế mạnh trong chính lĩnh vực mình đang làm.
Thứ 6, nếu mình thất bại thì sao, những hệ quả xấu nhất khi thất bại là gì, có ảnh hưởng gì không, mình có thể chịu được hệ quả xấu nhất đó không, mọi thứ trong cuộc sống, từ tiền bạc, gia đình, quan hệ,,,,, khi đã tính đến tình huống khó khăn nhất , mình vẫn chịu được, thì mình tiến hành. Còn không, hãy thay đổi hướng khác, kế hoạch khác nhé.
Thứ 7, Bạn có đủ nghị lực và kiên trì làm trong bao lâu, bạn cam kết chứ, bởi không đi đến cùng, kết quả sẽ chẳng xuất hiện, nếu bạn bỏ giữa chừng, thì bao nhiêu thứ từ lúc bắt đầu, có khi sẽ về số không.
Khi bạn đã xác định được những bước này, thì kế hoạch của mình cũng bắt đầu tạm ổn, đã có đường hướng, việc chúng ta là thực thi thôi.