Trang chủ

KỶ NIỆM TẠI KHU DU LỊCH CAO MINH

Hi Bạn!

Sau những ngày làm việc trong thành phố, bon chen, đông đúc, cũng không tránh được những áp lực, nên hôm nay mình quyết định đi nghỉ dưỡng tại khu du lịch Cao Minh tại  547 Ấp 2, Xã Vĩnh Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.

Sau đây, mình sẽ review lại, hành trình đi bằng xe máy từ Sài Gòn xuống khu du lịch Cao Minh.

Sáng xuất phát sớm, cho thời tiết mát mẻ, đi tầm 2 tiếng rưỡi xe máy là tới nơi, một điều chú ý là khi lên địa phận tỉnh Đồng Nai, đoạn mà từ quốc lộ 1 rẽ vào khu du lịch, bạn phải đi thật chậm nhé, ở đây thường xuyên kiểm tra tốc độ, đừng để các chú cảnh sát giao thông ảnh hưởng tới cuộc vui.hi

Điều đầu tiên khi bước xuống đây chính là cái không khí mát mẻ làm mình rất thích, khung cảnh xung quanh thật xanh tươi, có cây, có nước, yên tĩnh, thật đã. Ở đây, thiên nhiên, có cái gì đó hoang sơ, dân dã.



MỘT GÓC KHU DU LỊCH CAO MINH

Sau những ngày làm việc, bạn xuống đây, thả mình bay bổng, thoải mái cùng cây cỏ, chiều chiều được ngắm các em bé tắm dưới hồ, tiếng ếch nhái kêu nhộn nhịp, cảnh tượng y chan lúc nhỏ quê chính. Nơi đây có trang trí những túp lều nhỏ, kiểu nhà sàn trên mặt nước, không khí rất mát lạnh và dễ chiệu.


CHIỀU CHIỀU BẠN CÓ THỂ TẮM DƯỚI NƯỚC

Được thưởng thức những món ăn ngon nổi tiếng ở vùng này, ngắm khung cảnh đẹp lúc bình minh mờ sương hơi nước, ngắm cảnh hoàng hôn với những ngọn khói làm cho tâm trạng thật yên bình và tĩnh lặng. Nếu lựa chọn nghỉ ngơi trong thời gian ngắn 1-2 ngày, thì những khu du lịch như Cao Minh vùng ngoại ô cũng là một sự lựa chọn lý tưởng.


KHUNG CẢNH PHÍA SAU KHU DU LỊCH

Ở đây, bạn có thể thưởng thức những món ăn ngon, có đầu bếp riêng nấu cho bạn nhé. Hôm đó, được ông chủ của khu du lịch cao minh, mời cho ly rượu Đen của Đức, cảm giác rất thú vị. Khi ăn, bạn có thể mang đồ ăn, ra nhà sàn trên mặt nước, vừa ngắm cảnh, vừa ăn, tuyệt vời.


THƯỞNG THỨC MÓN ĂN TRÊN NHÀ SÀN

Chúc các bạn có những giây phút thư giãn thoải mái nhất.

Nguyễn Đình Chính " Nếu bạn có ước mơ - hãy kiên trì thực hiện nó "

ĐI TẢO MỘ, MỘT PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH

Hi bạn!

Hằng năm, vào ngày 19 và 20 tháng 12 âm lịch, gia đình mình có phong tục truyền thống là đi tảo mộ ông bà, cũng là dịp để con cháu về, cùng đi, cùng biết mộ của những ông bà, tưởng nhớ công ơn sinh thành. Cũng là dịp các con cháu mọi nơi tập trung về xum quầy để tham gia ăn " Dẫy Mả" .


CẢ NHÀ ĐI TẢO MỘ ÔNG BÀ ĐÓN TẾT

Năm trước, lúc mình còn đi làm tại công ty, thì mình phải ở lại, không được về, rất buồn. Nhưng năm nay, mình đã ra làm riêng nên thời gian thoải mái, và mình đã tạm gác hết mọi công việc trong Sài Gòn để về với gia đình. Và riêng nhà mình, Ba là người con trưởng, nên các ngày giỗ cúng này là đều được tổ chức ở nhà mình.


Ngồi đọc lại, tìm hiểu thử tại sao lại có phong tục này " Tảo mộ là để tưởng nhớ người đã khuất, những người còn sống mỗi năm đều cúng giỗ. Và vào mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, người ta còn lo sửa sang, thăm viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, người thân của mình.


MÌNH CŨNG THAM GIA TẢO MỘ ÔNG BÀ 

Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm ấm mồ”. Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất. Tục tảo mộ cuối năm, ngoài là một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước, còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.

Đặc biệt, những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện, cũng để thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết đồng thời cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy. Ca dao xưa cũng có câu: “Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn”

 " Nếu bạn có ước mơ - hãy kiên trì thực hiện nó " 

CUỘC SỐNG TRẺ THƠ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH PHẦN 1

Hi bạn!

Ai ai cũng có một thời tuổi thơ đẹp, đẹp bởi trong tâm hồn non nớt trắng tinh, đẹp với những kỷ niệm theo mình suốt cả cuộc đời, hôm nay ngồi nơi đây, nhớ về thời nhỏ lớn lên, ôi bao kỷ niệm, nỗi nhớ gia đình, ba mẹ lại ùa về. Từ nhỏ, chính lớn lên trong gia đình có 6 chị em, ba mẹ làm nông, nuôi 6 người con ăn học, nghĩ lại mà thương ba mẹ quá, ban ngày làm vất vả, tối về ăn vội củ khoai lan, khoai mì để ấm bụng, có những buổi ba mẹ tận dụng những đếm trăng sáng mà đi làm, có những lúc phải xách đèn dầu (đèn thời xưa hay dùng vì không có điện) đi làm ban đêm.

Lúc đó, cả gia đình đến 8 người, mà khi nấu cơm nấu còn không được 1 nhúm gạo, còn bao nhiêu là mì hấp ở phía trên, cũng không có đồ ăn mà ăn đâu , ăn chung với canh là giang, chua chua mà húp, mì mà ăn chung với canh là biết luôn, nhão, rất khó ăn, vậy mà cũng ăn hết, no rồi có sức mà làm, lâu lâu có được nước mắm, đêm đi kho lên, thành mùi rồi để ăn, đó là món ngon nhất, nhiều lúc, nghe bố mẹ kể, thời trước, không có muối để mà ăn, nên bây giờ vậy là hạnh phúc lắm rồi.

Ban ngày, các chị em đi học, học một buổi, buổi còn lại đi chăn bò, anh chị lớn thì phụ cha mẹ việc làm rẫy, còn mình thì học một buổi, một buổi đi chăn bò. Còn nhỏ mà rong ruổi theo đàn bò từ rẫy này đến rẫy khác, từ đó nó hình thành những đức tính kiên trì và chịu khó, bao nhiêu mưa nắng lúc nhỏ mình còn trải qua được, còn bây giờ thì khỏe re.

Ngày xưa, khi còn học cấp 1, mình đi bộ hơn 5km để tới trường, lúc nhỏ nhiều lúc chăn bò về muộn, sợ đi học trễ, không ăn cơm luôn, đi học là mang loại dép nhựa, nên xỏ vào tay mà chạy đi, đến khi chiều về bụng thì đói, đi thì xa và có những lúc đói như gần muốn xỉu luôn.


MỘT PHẦN CỦA ĐOẠN ĐƯỜNG ĐI BỘ TỚI TRƯỜNG

Đi học về  ngoài đường là thường hay ăn hết cây trứng cá nhà này đến cây trứng cá nhà khác để lấy sức mà về tới nhà. Nhớ nhất là những lúc chiều trời mưa, không có áo mưa mà mặc, lấy cái túi ni lông của các bao phân hóa học á (khi dùng hết phân hóa hóc, người ta hay giặt xạch cái túi đó, rồi để dành, khi tới trời mưa, lấy cái đó để làm áo mưa), trùm theo cho khỏi ướt, chiều về, trời tối ôm, đi bộ lần 5km.

Có những lúc đi trễ,vào mùa mưa nước suối lại lớn, ba mẹ không dám qua đón, đành ở lại nhà cô chú, đến khi nào nước rút xuống lại về, có khi nước lớn cả tuần, thì phải ở lại mà đi học. Nhà mình, lúc xưa ở bên kia suối, nên mỗi khi trời mưa lụt là đi học rất khó khăn, những lúc nước lớn, ba mình bồng mình trên vai để đi qua suối, đi qua, có chỗ sâu cả ngập đầu, những lúc đó, chỉ cần vấp 1 hòn đá nhỏ thôi, là hai cha con đều rất nguy hiểm, vậy mà vẫn bắt ba, đưa qua suối và đi học cho bằng được. thương ba quá.


CON SUỐI VÀO MÙA KHÔ- 4 NĂM PHẢI VƯỢT QUA NÓ ĐỂ ĐẾN TRƯỜNG

Lên trường học, thấy mọi người có tiền ăn vặt, mỗi giờ ra chơi, nhìn bọn chúng mà thèm luôn. Tối về học bằng đèn dầu, ánh đèn leo luốt vậy mà cũng ham học. Ngày qua ngày, vừa học, vừa chăn bò, phụ giúp ba mẹ, chính cũng dần lớn lên theo năm tháng. 

Nguyễn Đình Chính " Nếu bạn có ước mơ, hãy kiên trì thực hiện nó"

GIAO LƯU CÙNG BAN TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG HƯƠNG BÌNH ĐỊNH

Hôm nay mình có dịp ngồi cafe, kết nối với mấy anh trong hội đồng hương Bình Định. Nhìn các anh làm việc hăng say, nhiệt tình cho hội đồng hương, khiến mình cũng phấn chấn. Hiện các anh đang là chủ của những doanh nghiệp lớn, như Anh Minh là Giám Đốc của công ty  xây dựng Bình Định,,,


ANH QUÁCH MINH - DOANH NHÂN THÀNH CÔNG

Năm mới, công việc rất nhiều, nhưng câu nói của anh khiến mình thấy vui và ấm áp tình đồng hương " Việc ai lại không nhiều em, nhưng mỗi năm bà con xa quê chúng ta có dịp họp mặt, ngồi với nhau một ngày, thì mình phải dành thời gian để làm, mong có một chương trình tốt đẹp để bà con chúng ta được biết đến nhiều hơn, như vậy mới vui" Một chút cho đi, cống hiến thầm lặng của các anh làm những người con Xứ Nẫu như mình ấm áp tình quê hương.

 Anh Quách Minh, một con người đã lăn trộn, lập nghiệp trong Sài Gòn hơn 30 năm, truyền đạt cho mình những kinh nghiệm quý báu " Anh vô Sài Gòn cách đây 30 năm, lúc anh đi " chú mày" còn chưa sinh ra đời" câu nói vui của anh Anh Minh.


BAN TỔ CHỨC HỘI NGƯỜI BÌNH ĐỊNH LẦN 3

Còn Anh Tín, năm nay anh là ủy viên ban tổ chức, năm nào cũng vậy, anh vẫn tham gia đều đặn, đóng góp thầm lặng cho quê hương, anh chân chất, ăn mặc rất giản dị mang đến một cảm giác thân thiện đối với mỗi chúng ta khi tiếp xúc với anh. Hiện anh đang là chủ của một công ty dệt, có hơn 5 xưởng sản xuất tại huyện Bình Chánh và Quận 5.

Anh Khả, năm nay anh là trưởng ban tổ chức hội đồng hương, với tác phong làm việc chuyên nghiệp và quyết đoán, anh tạo được sự yên tâm, tin tưởng ở mọi người. Chúc cho năm nay, mọi sự việc diễn ra tốt đẹp, chúc các anh thêm nhiều sức khỏe để cống hiến, dìu dắt kết nối các thế hệ người con Xứ Nẫu tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Cảm ơn các anh đã giúp đỡ, chúc các anh sức khỏe và ngày càng thành công, là tấm gương để những thế hệ trẻ như chúng em nôi theo.

Nguyễn Đình Chính " Nếu bạn có ước mơ, hãy kiên trì thực hiện nó" 

THAM GIA GIAO LƯU GIẢI TENNIS QUANG TRUNG CUP LẦN 6

Hi bạn!

Năm nay, đầu năm rất vui vì được tham gia giải Tenis Quang Trung cup lần 6, tham gia để giao lưu kết nối, chứ thật ra là mình chưa biết đánh Tenis .

Tenis Quang Trung cup là giải đấu được các doanh nghiệp, là các cô chú, anh chị là người Tây Sơn đứng ra tổ chức, nhằm tạo ra sân chơi, rèn luyện sức khỏe, tinh thần gắn bó đoàn kết của những người con Đất Võ đang làm việc tại nơi đất khách quê người. Năm nay giải quy tụ hơn 40 vận động viên tham gia tranh tài.

Ở đây, Chính gặp gỡ và làm bạn với rất nhiều anh chị đã lớn tuổi, nhìn thấy các anh chị đã thành danh tại đất Sài Gòn, Chính như thêm phần động lực và quyết tâm, các anh chị cũng quý mình, khuyên mình nên cố gắng " cái gì cũng có gian nan, chỉ cần vượt qua được, rồi em sẽ thành công, bởi em đang có thời gian và sức khỏe" lời nhắn nhủ của các anh.


ANH CHỊ DOANH NHÂN THAM GIA TRANH TÀI

Chính rất quý trọng và biết ơn các anh chị đi trước, là động lực, là bài học để thế hệ con cháu đất võ phát huy truyền thống,  biết ơn anh Tín, người đã giới thiệu đến với các anh chị trong hội, để Chính được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Anh hiện nay là chủ của doanh nghiệp dệt may, công ty anh hiện đang có 5 xưởng dệt rất lớn ở khu vực Bình Chánh và Quận 5. Tuy lớn tuổi, nhưng nhìn anh rất trẻ, vui tươi và cực kỳ tốt bụng.


THẦY - NHÀ VĂN ĐÀO TĂNG- VÀ CÁC DOANH NHÂN

Được gặp lại Thầy Hồng, là hiệu trưởng trường cấp 3 lúc xưa Chính học, 6 năm rồi, mới gặp lại thầy, nhìn thầy vẫn phong độ như xưa, nhưng bây giờ, tóc đã ngã màu bạc.

Buổi tiệc nhẹ được đặt sau giờ thi đấu, càng tăng thêm tình đoàn kết và quý mến giữa các anh em. Cảm ơn anh Tín và ban tổ chứ đã hi sinh thời gian của mình để cống hiến, kết nối tình người con Tây Sơn Đất Võ.

Chúc anh luôn mạnh khỏe và thành công

Chúc cho Tennis Quang Trung cúp ngày càng thành công, để quy tụ nhiều hơn nữa những thế hệ con cháu Tây Sơn lại với nhau.

Nếu bạn có ước mơ- hãy kiên trì thực hiện nó

Nguyễn Đình Chính