Trang chủ

ANH QUÁCH MINH - NGƯỜI ANH TÔI LUÔN BIẾT ƠN

-Alo - Em đang bán Bánh cuốn Tây Sơn ở Sài Gòn đúng không?

- Dạ

- Chuẩn bị qua tết có hội đồng hương Bình Định, anh muốn giới thiệu em vào đó để giới thiệu sản phẩm đến bà con quê mình.

Tôi chẳng biết anh là ai, chưa gặp anh bao giờ, mà anh đã trao tôi cơ hội, giúp tôi đưa bánh cuốn đến với bà con Bình Định.

Anh là một người Bình Định, đúng chất Bình Định, anh hẹn tôi tết xuống nhà, để anh dẫn tôi đi ăn những quán Bánh cuốn ngon ở quê tôi, để tôi hiểu cách làm, và biết cách mang đúng hương vị với hai từ Tây Sơn.


Anh chở tôi đi ăn, chỉ cho tôi hiểu nguồn gốc của món Bánh cuốn Tây Sơn, hiểu được giá trị của nó đối với người dân quê mình, anh kể tôi nghe, lịch sự phát triển, biểu tôi nên đi tới nơi nào để học hỏi cách người ta làm, cách người ta kinh doanh.

Tôi dần cảm nhận nhiều hơn về giá trị của Bánh Cuốn Tây Sơn.

Đến kỳ hội đồng hương diễn ra, anh chỉ cho tôi cách làm, đưa tôi xuống tận long an, để tìm nguồn thịt bò ngon, giúp tôi phát triển.

Tôi ngơ ngơ, bởi không biết sao cả, tôi thấy mình thật may mắn khi được người đồng hương như anh giúp đỡ. Cảm ơn anh rất nhiều!

Một thời gian sau, tôi lại xuống nhà anh chơi, nhà anh đẹp lắm, tôi thích cái không khí nơi đây, xanh, mát như ở quê nhà. Ở Sài Gòn nhộn nhịp, tìm được một nơi thư giản, xanh mát như ở nhà anh thật không dễ, anh hỏi thăm tôi tình hình kinh doanh, tôi bắt đầu kể thật, nói về cách mình đi.

Anh lại dành thời gian, chỉ cho tôi thấy hướng đi đúng, chỉ cho tôi cái sai trong hướng đi của mình. Anh la tôi, la trong sự tức giận, giận bởi tôi đang có đủ những điều kiện để phát triển, nhưng lại làm không tới đâu.


Anh chỉ cho tôi thấy thị trường Sài Gòn và nhắc nhở tôi hãy giữ đúng hương vị của quê hương. Anh la tôi, như một người con, người em trong nhà, khiến tôi rất vui. Tôi tự thấy mình quá tệ và  hứa sẽ nổ lực, nổ lực để phát triển Bánh cuốn Tây Sơn. Đưa nó ra khỏi ao làng đúng với bản chất và hương vị của nó.

Tôi càng quý anh hơn, khi biết anh là chủ


của một công ty xây dựng,  đứng đầu thị trường cả nước, nhưng anh vẫn chân chất, thân thiệt, cởi mở giúp đỡ những đứa em, thời gian anh ấy dành ra để chỉ cho tôi, đó là những thời gian vô cùng quý báu.

Những câu chuyện của anh, những giá trị mà anh mang lại cuộc sống, những câu chuyện khi khởi nghiệp, những bài học của anh khi thất bại là một tài sản vô giá đối với những người khởi nghiệp như tôi nhận được. Tôi tự cảm thấy mình thật may mắn, khi được anh giúp đỡ.

Tôi cảm nhận được những lời anh nói với tôi.

Anh là nguồn động lực, để thế hệ trẻ như em cố gắng phấn đấu!

Cầu mong anh và gia đình thật nhiều sức khỏe! 

Em cảm ơn anh rất nhiều.

Nguyễn Đình Chính.

NGUYỄN HỮU QUANG, ÔNG CHỦ QGROUP

Một người trẻ, với tinh thần kinh doanh máu lửa, đam mê võ thuật, nghệ thuật quan hệ thì tôi luôn nhắc tới bạn ấy. Sinh năm 1992, tại Gia Lai, vào Sài Gòn để đi học, nhưng sau 3 năm, bạn ấy chọn cho mình sở hữu giấy phép đăng ký kinh doanh chứ không phải là bằng cấp từ nhà trường.

Kinh doanh bên mảng quà tặng, thương hiệu Qgroup ngày càng lớn mạnh , là đối tác tin cậy với nhiều công ty, giúp các công ty giải quyết các vấn đề về quà tặng doạnh nghiệp, nâng tầm thương hiệu.


Tôi với Quang biết nhau, và chơi với nhau bởi cái tính con người miền trung, dễ gần và vui vẻ. Nhìn thấy bạn ấy năng lượng kinh doanh, khiến tôi rất thích. Tôi và bạn ấy sống chung nhà , khi hai đứa đang khó khăn thời gian đầu khởi nghiệp. 

Cách Quang làm lãnh đạo điều hành công ty, có rất nhiều điều để tôi học hỏi, tình mạnh mẽ, ra quyết định nhanh, tạo ra năng lượng đối với mọi người xung quanh, tôi học hỏi rất nhiều điều từ bạn ấy.


Ngoài công việc, là những thú vui cuộc sống, Quang tập võ và là người đam mê công phu của Lý Tiểu Long, Quang cũng rất đa tài, biết đàn, biết hát , trong các cuộc nhậu anh em, thì luôn rôn rã tiếng cười.

Một điều nữa, mà tôi ngưỡng mộ cậu ấy, chính là khả năng giao tiếp, xây dựng ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, bạn ấy bắt chuyện cuộc làm quen, đến trò chuyện đều rất có duyên, nên mọi người xung quanh đều quý mến cậu ấy.

Chúc Quang sức khỏe và thành công hơn trên con đường đam mê kinh doanh của mình. 

Nguyễn Đình Chính


LÀM ƠN HÃY GIÚP TÔI

Làm ơn hãy giúp tôi, đó là câu nói quen thuộc của tôi khi khởi nghiệp. Tôi thật sự không có gì cả, ngoài khoản nợ tiền vay sinh viên khi học đại học. 

Từ lúc sinh viên, tôi vẫn hay dùng từ này " hãy chỉ tao, để tao qua ôn này" thế là thằng bạn chạy qua phòng tôi, cùng tôi ôn bài, giúp tôi để tôi qua môn đó.


Đến lúc sau, khi tôi nói về ý tưởng kinh doanh, tôi trình bày với người thầy đang hướng dẫn tôi làm đồ án tốt nghiệp, trình bày những kế hoạch của mình, những dự định, chiến lược của mình để thầy cho vốn tôi làm. Đó cũng là làm ơn hãy giúp tôi, hãy hợp tác với tôi, hãy cấp cốn cho tôi, hãy tin tôi.

Đến lúc mới ra làm, tôi cùng làm chung với hai người bạn và một đứa em, làm không công, làm không được chia gì cả, bởi khởi nghiệp mà, có gì đâu mà chia, có gì đâu mà trả lương, chỉ là tình bạn, là sự giúp đỡ. Giúp tao thực hiện dự án này đi, bây giờ tao không có gì cả. Cố gắng làm với tao tới cùng, mình sẽ cùng chia nhau.

Khi khách hàng, bắt đầu biết đến Bánh Cuốn Tây Sơn, chúng tôi lại nhờ khách hàng, hãy giới thiệu giúp chúng tôi, hãy mua ủng hộ giùm chúng tôi, hãy ở bên chúng tôi, giúp chúng tôi qua giai đoạn ban đầu này.

Khi làm việc cùng nhân viên, bạn đào tạo, bạn hướng dẫn làm việc, hãy cố gắng, hãy giúp Bánh cuốn Tây Sơn phát triển, anh tin các bạn làm được, hãy nổ lực hết mình. Hãy cố gắng để chúng ta vương tới điều mà chúng ta muốn.

Khi tôi làm bộ nhận dạng thương hiệu, name card, hay bất cứ thứ gì, tôi vẫn luôn nhờ sự giúp đỡ, bởi tôi hiểu rằng, khả năng của tôi có giới hạn, xung quanh tôi có rất nhiều nguồn lực, quan trọng là tôi có nhờ được các nguồn lực đó không.

Trong một doanh nghiệp, luôn có một bạn nào đó, rất giỏi, đứng đầu về lĩnh vực đó, nhiệm vụ của tôi là hãy hiểu bạn đó, biết bạn đó giỏi như thế nào, rồi hãy nhờ bạn đó giúp đỡ, chứ tôi không phải là người giỏi nhất, tôi luôn biết diều đó.

Trong công ty tôi, có bạn rất giỏi làm các công việc tiên phong, khám phá lĩnh vực gỏi, có bạn làm làm cực kỳ tỉ mỉ, có bạn cực kỳ siêng năng, cuốn bánh rất nhanh, có bạn lại vui tính, tười cười, nói chiện với khách hàng rất có duyên... và mỗi bạn ấy, sẽ được làm các vị trí mà bạn ấy thích, đế phát huy hết khả  năng của mình.

Nhiệm vụ của người làm lãnh đạo là phải biết nhờ cậy, biết bạn đó là người có thế mạnh gì, giao công việc đúng thế mạnh của bạn ấy. Lãnh đạo không phải là người giỏi nhất đâu, mà lãnh đạo đa phần là người rất dở trong các công việc chuyên môn cụ thể.

Tôi vẫn hay ngồi nghe, những lời gốp ý khách hàng, để chúng tôi có sự điều chỉnh " làm ơn hãy nói ra, những điều khiến anh chị không hài lòng về chúng em"  năn nỉ để họ nói ra những điều họ nghĩ, để mình chỉnh sửa. 



Làm ơn hãy giúp tôi, nó mãi là câu cửa miệng không chỉ đối với khởi nghiệp, mà nó nên sử dụng rỗng rãi trong cuộc sống, bởi khi nói vậy, bạn sẽ kích được lòng thương của người khác, đồng thời bạn sẽ ở vị trí thấp hơn họ, họ sẽ sẵn sàng nói ra những điều họ biết với người thấp hơn họ, như là một một chai nước, khi rót nước vào cốc, bạn hãy là chiếc cốc, hãy ở dưới chai, hãy sẵn sàn tiếp thu.

Làm ơn hãy giúp tôi, câu cửa miệng cần thiết bạn nên làm!

Nguyễn Đình Chính.

LÀM LÃNH ĐẠO PHẢI CÔ ĐƠN

Lãnh đạo ở giai đoạn khởi nghiệp, bởi cảm giác lãnh đạo cao hơn, doanh nghiệp lớn hơn thì tôi chưa trải qua, nhưng ở giai đoạn khởi nghiệp là tôi cảm nhận được như thế. Có lẻ là vì tính chất công việc, nên ai đã một lần thử vào vị trí đấy, bạn sẽ hiểu. 


Nó bắt đầu từ sự thay đổi của chính chúng ta, ban đầu là sự thay đổi suy nghĩ, khi khởi nghiệp, suy nghĩ của bạn chắn chắc sẽ khác, bạn dành nhiều thời gian hơn cho công việc, có khi một ngày, thời gian chi phối cho công việc đã lên tới 20/24 giờ.

Suy nghĩ khác, dẫn đến cách tư duy, nói chiện cũng sẽ khác, bạn máu lửa hơn, mạnh mẽ hơn, tham vọng hơn, khát khao hơn, chính những cái đó nó khiến bạn nói và hành động, khiến nhiều bạn bè cũ trở nên lạ lùng, không hiểu bạn nói gì, nói bạn chém gió, bạn nói rằng, tao sẽ giàu, tao sẽ thành công, tao sẽ mua nhà, tao kiếm tiền nhiều... dẫn đến không hợp trong cách nói chiện.

Bạn dành thời gian cho công việc, thời gian đến bản thân còn ít, huống chi là thời gian để đi chơi, gặp gỡ bạn bè như xưa, rồi theo thời gian, bạn sẽ mất dần những người bạn ấy. Thời gian này, bạn sẽ cô đơn, nhưng ngắn thôi, bởi sau đó lực hút khiến bạn gặp được những người bạn mới, cùng luồng suy nghĩ, cùng cảm hứng, chúng ta lại có những người bạn mới trong cuộc hành trình.

Thái độ lý trí với những quyết định, thường đa phần, những người làm tính chất công việc này, họ thuộc nhóm người mạnh mẽ, gây ảnh hưởng, họ quyết định theo tính chất công việc, hiệu quả mới là điều họ cần, tính cách mạnh mẽ ấy khiến những con người xung quanh đôi lúc cảm thấy khó chịu.

Tôi bắt đầu, có nhân viên, một, rồi hai, rồi nhiều lên, tôi hiểu được rằng, doanh nghiệp mình đang nhỏ, muốn phát triển thì mình không được quá thân với nhân viên, tất nhiên giữ mình và nhân viên sẽ có một khoảng cách gọi là quyền lực, không phải gì to tác lắm, nhưng đó là khoảng cách của những quyết định. Nếu làm việc một thời gian, mà nhân viên lờn với mình, thì coi như công ty đó sắp bước vào giai đoạn khó khăn, bởi các quyết định bạn đưa ra, luôn có tính ì từ những nhân viên thân thuộc đó.

Bạn yêu nhân viên không? tất nhiên là có, tôi rất quý mến họ, tôi sẽ tìm mọi cách, nổ lực để giúp họ, tôi thầm cảm ơn những đóng gốp của họ, nhưng chắc chắn rồi, tôi sẽ không thể hiện ra, sự yêu mến đó như những người bạn thân thiết. Đơn giản đó là vì tính chất công việc.

Lãnh đạo lại cô đơn, trong môi trường công ty.

Còn đối với gia đình, tất nhiên trong lúc này, gia đình chính là nơi yên bình nhất để ta trở về, để thư giãn, nơi bình yên ít ỏi để tiếp thêm sức mạnh cho ta vượt qua. Nhưng thời gian chúng ta dành cho gia đình trở nên ít ỏi hơn lúc nào hết.


Người lãnh đạo lại cô đơn.

Vậy cô đơn có phải là điều họ muốn, không! với tôi là không, nhưng tôi biết chấp nhận, chấp nhận để vượt qua những cảm giác không thoải mái ấy, đó là một nấc để những người lãnh đạo phải vượt qua, phía trước là cả sứ mệnh. Đôi khi lãnh đạo là phải vậy.

Họ luôn có một trái tim, một trái tim luôn yêu thương và khao khát mạnh liệt, nhưng họ luôn biết cách thể hiện và mạnh mẽ vượt qua những cảm xúc ấy.

Nguyễn Đình Chính


CƠ DUYÊN NÀO ĐƯA BÁNH CUỐN TÂY SƠN PHÁT TRIỂN


Ý tưởng mang Bánh cuốn Tây Sơn thực sự bắt đầu, khi vào năm 2014, tôi thuyết phục được một người thầy, chính là người thầy trong trường đại học của tôi. Tôi có được 60 triệu vồn đầu tiên cho ý tưởng ấy. Mọi việc tiến hành không thuận lợi như tôi nghĩ. Sau 6 tháng cầm cự, tôi chính thức phải dừng lại, vì bế tắc trong việc tìm khách hàng và đưa Bánh cuốn Tây Sơn đến với khách hàng Sài Gòn.

 

Thời gian đó, thật sự khủng hoảng với một người trẻ như tôi, là gáo nước lạnh dội vào ý tưởng đó. Tôi bắt đầu đi làm công ty, để trấn an được tinh thần của mình. Bình tĩnh, ngẫm nghĩ tại sao lại thua như thế. Nếu bỏ cuộc, thì công sức ban đầu của tôi sẽ tiêu tan. Tám tháng làm công ty, là khoảng thời gian tuyệt vời để tôi rút ra bài học và bắt đầu lại hành trình. Nhất định Bánh cuốn Tây Sơn sẽ nở rộ tại Sài Gòn.

 

 

Tôi hiểu được rằng, để món ăn ra khỏi ao làng, chính tôi phải là người làm được, tôi phải tạo được làn sóng để thu hút bà con quê tôi, những người đam mê kinh doanh cùng tôi mang món ăn đấy chính thức bước ra khỏi làng quê Bình Định. Tôi không chọn cách âm thầm làm, âm thầm thực hiện, mà tôi chọn cách truyền thông tích cực, mang tới những điều tuyệt vời. Tin tức của tôi nhanh chóng được lan truyền, thu hút rất nhiều người chú ý tới món ăn quê hương này, và chạm tới trái tim của nhiều người. Họ bắt đầu kinh doanh món ăn quê hương và gốp phần đưa tên tuổi nó chính thức vượt ra khỏi ao làng.

 

Nhiều người, hỏi tôi, tại sao lại muốn nhiều người làm món ăn này, sự cạnh tranh sẽ tăng cao khi tôi truyền thông như vậy. Sau một thời gian, từ khi trên google không có một từ khóa, hay trang web nào chuyên về món này. Thì hôm này, tràn ngập các hình ảnh, trang web, tin tức nói về món ăn Bánh cuốn Tây Sơn này..Tôi tin chắc rằng, món ăn này trong một tương lai, sẽ xuất hiện khắp nơi, không chỉ ở Sài Gòn này, mà là cả đất nước Việt Nam, vượt ra khỏi Việt Nam chỉ là vấn đề của thời gian.

 

Niềm tin ở đâu, để tôi mang hương vị ấy ra khỏi ao làng, một mình tôi ư. Tất nhiên là không phải mình tôi. Đó là khách hàng, những người con Xứ Nẫu, những người thầy, những anh chị đồng hương, đang âm thầm giúp đỡ tôi. Họ nhắc nhở tôi, họ chỉ tôi cách làm, chỉ tôi có trách nhiệm với hai từ " Tây Sơn". Họ sẵn sàng giành ra thời gian quý báu của mình để ngồi và chỉ cho tôi cách làm, cách đi. Họ cho tôi hiểu rõ hơn về nguồn gốc, lịch sử và giá trị của món ăn đấy. 

 

Cảm ơn!!!!

 

Cũng chính nhờ Bánh cuốn Tây Sơn, tôi kết nối được rất nhiều anh chị, cô chú đồng hương, những người đã xa quê từ khi tôi chưa chào đời, nhưng họ vẫn luôn nhớ về quê hương, trong nhà lúc nào cũng có ràng bánh tráng, những đặc sản bình dị, nhưng rất nỗi thân thuộc của người con Xứ Nẫu. 

 

Đến nay, thấm thoát đã 4 năm trôi qua, quãng thời gian tiếp theo sẽ là sự lớn mạnh và phát triển của Bánh cuốn Tây Sơn. Chúng tôi luôn kêu gọi sự hợp tác để phát triển món ăn này, miễn là bạn cho chúng tôi thấy được sự tâm huyết của bạn dành cho công việc này.

 

Nguyễn Đình Chính.