Người đá banh giỏi thì đừng bắt họ đi học vẽ, để rồi đánh giá họ vô dụng.
Vì sao trong cuộc sống
hằng ngày, chúng ta vẫn rất thường xuyên chứng kiến những điều nó gọi là không
văn hóa.
Biểu hiện rõ nhất
chính là văn hóa khi tham gia giao thông. Mỗi người chúng ta cứ y như rằng, con
đường này là của họ, chen nhau từng cm, dành nhau, lấn nhau, thậm chí đánh đập
nhau khi có xảy ra va chạm, không dành được đường trước.
Nhiều trường hợp, chỉ
cần nhường nhau 1 chút thôi, để các xe kia qua, rồi chúng ta đi, thì chắc sẽ
không có hiện tượng kẹt xe, ùn tắc tại các ngã tư, chỉ vì lòng ích kỷ một chút,
mà cả một ngã tư, cả hàng trăm người khốn khổ chờ đợi. Tiếng còi xe inh ỏi.
Có nhiều người, đứng
lại và nhường đường, nhưng nhường mãi mà chẳng thấy ai nhường lại. Khi nhường,
còn bị nhiều người phía sau la mắng, vì không chịu dành đường giúp họ
Cơ quan chức năng thì
đi tìm kiếm bắt lỗi, để đủ chỉ tiêu vi phạm đề ra, nhiều lúc không đủ, thì nhờ người
khác ký cho đủ, họ chỉ dừng lại ở việc bắt ép và kiếm chát, chứ không phải là làm
việc vì đam mê mang lại sự an toàn, nét văn hóa khi tham gia giao thông.
Cái nữa, chính và văn
hóa ứng xử: Trong quá trình làm việc của mình, hay gặp rất nhiều cách ứng xử rất
vô lý, họ xem mọi thứ của họ là đúng mặc nhiên, ngang tàn, không xem trọng pháp
luật và người khác.
Một ví dụ thế này,
khi làm trên Phạm Văn Đồng, lúc mới ra cửa hàng, có một quán nhậu tận dụng vỉa
hè để kinh doanh, bỏ bàn ghế để bán hàng. Bàn ghế của bọ kéo dài 9 gia đình hộ
dân, trong đó họ có thuê căn số 1 và số 9, còn lại từ căn số 2 đến số 8 là nhà
của các hộ dân và các văn phòng kinh doanh , các họ này chỉ làm việc giờ hành
chính nên buổi tối quán nhậu có thể bỏ bàn ghế để bán.
Có những hộ dân không
đồng ý cho để bàn trước nhà vì dơ và khói, tiếng ồn của các bàn nhậu khuya đến
2-3 giờ sáng.
Sau một thời gian, có
một số hộ ,họ quyết định dọn đi nơi khác ở và nơi đó họ cho thuê mặt bằng, các
văn phòng thì có nơi chuyển đi nơi khác để thuận tiện, chỗ đó để cho thuê mặt bằng.
Thế là mình tới thuê một căn để mở cửa hàng. Lúc bây giờ khi ra cửa hàng, thì quán vỉa hè của họ bị cắt ngang. Ít lâu sau, chỗ văn phòng kia lại cho thuê để bán đồ ăn nữa, họ lại bị cắt ngang 2 căn nhà không thể để được xe máy.
Và họ mặc nhiên là
tôi tới thuê nhà, cắt ngang miếng cơm, phá đám họ. Mọi hành vi côn đồ và vô văn hóa chúng tôi
phải chịu khi mới tới đây.
Rồi sau đó, có một số
hộ dân quyết tâm làm tới cùng, vì không thích cho họ để vỉa hè bừa bãi, nhưng họ
cũng cực kỳ vất vả,họ bị chửi, bị la, thậm chí là dọa đánh, giết… Đến cả công
an phường can thiệp, cũng chẳng hề giảm là mấy, bởi họ ỷ lại là có quen với
công an khu vực và phường này.
Nếu thật sự họ khôn
khéo hơn tí, họ có thể thương lượng đến từng hộ dân, làm cho họ yêu, họ mến,
khi không lý nào họ có thể lấy lại vỉa hè, hoặc cho người khác thuê. Nếu họ có
cho người khác thuê đi chăn nữa, thì bạn có thể giúp họ tìm văn phòng để cho
thuê, một là đáp ứng nhu cầu của họ, hai là giúp mình có được vỉa hè buổi tối để
làm ăn.
Vậy từ chỗ tham gia
giao thông đến văn hóa sống cộng đồng, tại sao chúng ta lại như vậy. Cốt yếu là
do mỗi bản thân chúng ta mà ra. Cuộc sống này quá bộn bề, khiến con người ta
mãi chạy lo cơm áo gạo tiền, họ sống
trong sự lo sợ và thiếu thốn. Dẫn đến con người lúc nào cũng buồn bực, đôn đả.
Họ thiếu đi sự tiếp nhận những văn hóa, văn minh mà họ đáng được hưởng. Bản chất con người sinh ra, không ai xấu. Mà cái xấu hình thành từ chính môi trường của họ.
Trong hoàn cảnh này,
mình mới thấy thương người Việt Nam mình. Ước gì người việt mình có được một nền
giáo dục tốt, một môi trường sống tốt, ở đó mõi con người đều có lòng tự trọng. Được phát huy hết tài
năng, nét riêng của mình. Người đá banh giỏi thì đừng bắt họ đi học vẽ, để rồi
đánh giá họ vô dụng.
Người tài giỏi họ có môi trường phô diễn, chứng
minh , không phải rời bỏ quê hương để đi ra nước ngoài.