Trang chủ

PHÂN BIỆT KINH NGHIỆM, KIẾN THỨC, TRI THỨC, TRÍ THỨC VỚI TRÍ TUỆ updated

TRI THỨC, KIẾN THỨC, TRÍ THỨC KHÁC TRÍ TUỆ

-------------------

Để cuộc sống được tốt đẹp, hạnh phúc thì có một thứ mà chứng ta cần phân biệt rõ, để tránh bị NHẦM và áp đặt những thứ đó lên cuộc sống, khiến cuộc sống quanh mình BẤT ỔN.

- Bạn chỉ biết cái gì bạn biết, và mình chỉ viết những cái gì mình biết.

- Đó là nhầm giữa tri thức,kiến thức, trí thức với Vốn sống.

Người có trí tuệ sẽ nhận biết ngay điều này.


Trí thức: là giới những người học rộng, học sâu, hiểu biết rộng, hiểu biết sâu về một chuyên môn, về một lĩnh vực hay một số lĩnh vực  nào đó. 

Kiến thức: thì có 2 phần, kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên ngành.

Kiến thức phổ thông, là chúng ta học, biết những điều cơ bản về khoa học, địa lý.... Những gì chúng ta học trong quá trình ngồi ghế nhà trường.

Kiến thức chuyên ngành, sâu về một chuyên ngành, chuyên môn nào đó,  để phục vụ trực tiếp cho công việc.

Kinh nghiệm: là những gì ông bà ta đút kết lại trong cuộc sống. Nhưng theo thời gian , mọi thứ dần đang thay đổi, nên sẽ có những cái không còn phù hợp, thậm chí là lỗi. Kinh nghiệm đó chỉ đúng với hoàn cảnh, con người và thời gian lúc đó.

Tri thức: là chúng ta đi cóp nhặt trong cuộc sống, thường thì xấu cũng cóp, tốt cũng cóp, bởi ta thiếu đi cái quy chiếu chuẩn để cóp.

Bởi cuộc sống là cân bằng . Nên khi ta cóp về tài chính, khi ta phát triển thêm về năng lực tài chính, nhưng cuộc sống ta lại bất ổn những mặt khác, bởi tài chính cũng chỉ là một phần nhỏ trong bánh xe cuộc sống.


Nếu không có trí tuệ, chúng ta rất dễ bị NHẦM và cái TÔI rất cao. 


Người có trí tuệ là người vận dụng, ứng dụng được những kiến thức, tri thức, kinh nghiệm vào trong cuộc sống, nó tạo ra kết quả. Họ hiểu được, quy chiếu được, ứng dụng được để tạo nên cuộc sống hạnh phúc, thành công.

7 PHẦN BÁNH XE ĐỜI NGƯỜI


Bánh xe 7 phần của đời người.


Cuộc sống vốn là sự cân bằng, và tiến hoá để tốt hơn.

Bạn chẳng thể di chuyển nếu khuyết, hay có chăng là sự khập khiễn, kéo lết qua ngày tháng.

Đến một lúc nào đó, bạn sẽ kiệt quệ và từ bỏ.


Bánh xe to hay nhỏ, điều đó không quan trọng bằng tròn hay khuyết.

Vậy 7 phần đó là gì

1. Sức khoẻ

2. Trí tuệ

3. Hạnh phúc gia đình

4. Tương lai con cái

5. Công việc

6. Quan hệ

7. Tài chính.

Đầu tiên là sức khoẻ và trí tuệ, đức phật từng nói, 2 thứ quan trọng nhất đời người đó là " sức khoẻ và trí tuệ".

Bạn chẳng thể làm gì với cuộc sống này nếu bạn thiếu đi sức khoẻ, mọi thứ là vô nghĩa khi bạn thiếu nó.

Trí tuệ nó khác với kiến thức hay tri thức. Có rất nhiều người học cao, bằng cấp cao, nhưng đó là kiến thức phục vụ cho công việc bạn nhé. Còn trí tuệ là phục vụ cho cuộc sống.

3. Hạnh phúc gia đình, bởi gia đình là điểm tựa, bạn chẳng thể yên, chẳng thể tròn việc khi gia đình không ấm êm. Cũng giống như bạn chẳng thể đứng vững nếu như có động đất,  bởi nó là điểm tựa. 

Một nhà bác học nói " hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất này lên ".


4. Tương lai con cái, nó thật là điều bạn cảm nhận sâu sắc khi mình được làm cha , làm mẹ. Nhiều người làm tất cả chỉ để lo cho tương lai con cái. 

Nhưng chúng ta hiểu thế này nhé " cho con núi tiền không bằng cho con một đường đi" 

Trái tim người mẹ là trường học của người con, cha là người thầy vĩ đại của con".

5. Công việc, công việc ổn, thăng tiến . Chúng ta phải có lao động để cân bằng và phát triển, Bạn cũng chẳng thể yên tâm, nếu như công việc trắc trở. Ông bà có câu " mệnh mà không thoả , vận đời trân chuyên ". 

6. Quan hệ, từ bạn bè, anh chị em, bà con, hàng xóm, đồng nghiệp.... Bởi chúng ta là một phần cộng đồng. Mọi thứ đều ảnh hưởng đến ta. Chúng ta cũng chẳng thể tồn tại nếu thiếu đi cộng đồng.

7. Tài chính, thì rất quan trọng, nhiều người dành cả thời gian cho tài chính, nhưng cuối cùng rồi tài chính cũng chỉ là một phần thôi, chẳng phải là tất cả. 

Tài chính là phương tiện cho cuộc sống mà thôi.


Chúng ta sẽ cân bằng nhé. Có một điều không thay đổi là chúng ta có 24h, một ngày .Và thời gian thì nó chẳng dừng bao giờ.

Đời người chúng ta đang trải qua, chỉ là một khắc của thời gian vũ trụ mà thôi.

Nó ngắn lắm.

#nguyendinhchinh

CHE CHỞ NGHÌN NĂM NHỜ PHÚC ẤM

Cây có gốc mới nảy mầm xanh lá.
Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
Con người ta bắt đầu từ đâu.
Có tiên tổ, mai sau mới có mình.
Công tiên tổ dựng xây từ trước.
Đức Nhân Tài con cháu sẽ được hiển vinh.
Một gia đình, một dòng tộc cũng giống như một cái cây. Ai cũng muốn gia đình dòng tộc mình, là cây cổ thụ. Chẳng ai muốn là dưa leo, tầm gửi.
Con cái trong nhà, mỗi người một tính cách. Huống chi là con cháu sau 3-4 thế hệ.
Cũng như một cây, các nhánh, các cành, toả ra, vươn lên 8 phương, 4 hướng. Chứ chẳng cây nào nhánh cành đều mọc về 1 hướng mà bền vững cả.

Nhưng để cây vững, cây tốt, cành lá xum xuê, thì gốc phải vững, rễ phải sâu.
Con cháu trong nhà, mà chỉ nghĩ đến mỗi nhà mình, chẳng khác nào lá chỉ biết đến cành. Lá chẳng hay đến thân, đến gốc.
Lá cũng chẳng hay, chỉ đến khi lá vàng, lá rụng thì lá mới hay mình rụng xuống gốc. Lá mới hay mình có gốc.
Bình thường lá chỉ biết vươn lên, đón ánh nắng mặt trời, đón không khí, lá tưởng rằng như vậy là hoàn thành.
Mỗi dịp tết đến xuân về, con cháu đi xa về, chỉ mỗi việc ăn uống, rồi cụng ly nhau đến ngà ngà, rồi cho như vậy là vui,là tết, là xuân.
Như vậy là đời vui, đời thật thú vị.
Những dịp vui, cụng ly, đời đâu thiếu. Nhưng dịp con cháu cùng bên nhau, cùng hướng về gốc, cọi nguồn , cùng nhau vun vén cho gốc thì chẳng có bao nhiêu.
Chúng ta như thiếu đi, câu chuyện cho dòng họ mình, ông tổ, ông cao lập nghiệp ra sao, tấm gương nào của các ông ,con cháu cần nôi theo. Gia quy nhà mình thế nào, gia quy tiên tổ mình ra sao. Con cháu phải giữ gia quy ra sao.
" Muốn cho con cháu vượng tài, tổ tiên không kính lấy ai độ trì".

NHỮNG NHÂN VẬT HỌ TỪ NHÀ TÂY SƠN

NHỮNG NHÂN VẬT HỌ TỪ NHÀ TÂY SƠN
Tạm gác qua những giai thoại, những chuyện kể lại lời của người xưa, nếu dùng sách sử để tìm biết sự kiện giai đoạn 1771 – 1802 thì tưởng chừng chỉ khảo sát một chiều. Một thời gian dài những ghi chép dưới vương triều Nguyễn, được khắc in để phổ biến, đều là từ quan chức viết sử đương triều. Nhưng thật ra người xưa viết sử không hẳn là lắm tô hồng triều đại mình đang phục vụ, không hẳn là luôn tự dựng tạo sự kiện lịch sử để đánh lận hậu thế.

Với những ghi chép của Quốc sử quán triều Nguyễn, có thể thấy được hai nhân vật họ Từ được ghi lại hành trạng có lắm duyên nợ với cả hai bên đối địch lúc bấy giờ. Loại trừ Đại Nam Liệt Truyện còn cần phải đối chiếu các tư liệu khác, xét theo ghi chép trong Đại Nam Thực Lục của triều Nguyễn:
● Về nhân vật Từ Văn Tú:
+ Vào tháng Sáu năm Canh Tuất 1790, Từ Văn Tú làm Tham Tán (xem như là Tham mưu trưởng bây giờ) của cánh quân nhà Tây Sơn từ Diên Khánh (Khánh Hòa) tiến vào Bình Thuận (gồm cả Phan Rang, Phan Rí) đánh đồn Nha Phân và Mai Nương. Tướng Lê Văn Quân của Nguyễn Ánh bị thua, tướng sĩ chết nhiều, sau xấu hổ tự vẫn. Nguyên trước Quân phò Định Vương Phúc Thuần, sau là thuộc tướng của Đỗ Thanh Nhơn, thường hiềm khích với Võ Tánh. Từng nắm đại quân nhưng lại để thất trận Bình Thuận, bị Võ Tánh khinh khi, Quân hận mà tự xử, Nguyễn Ánh giận khóc lấy roi đánh quan tài của Lê Văn Quân trách phạt.
+ Tháng Bảy năm Đinh Tị 1797, quân Gia Định ra đánh Quảng Nam, Nguyễn Ánh cho người tiếp cận Từ Văn Tú cậy khuyên Nguyễn Bảo, con của vua Thái Đức theo hàng. Binh Phú Xuân cất quân vào Quy Nhơn bắt lấy Nguyễn Bảo, có lẽ lúc bấy giờ Từ Văn Tú bị giết cùng với Tiểu triều Nguyễn Bảo.
● Về nhân vật Từ Văn Chiêu:
+ Chưa khẳng định được Từ Văn Chiêu về với Nguyễn Ánh chính xác năm nào, chỉ biết năm Giáp Dần 1794, Chiêu với chức hiệu Cai Cơ của nhà Tây Sơn đã là hàng tướng.
+ Tháng Giêng năm Ất Mão 1795, Từ Văn Chiêu được cho làm Phó vệ úy Vệ Ban Trực Tuyển Phong Tiền của quân Thần Sách. Phiên hiệu Quân Thần Sách là đội quân chủ lực của Nguyễn Ánh. Lúc bấy giờ Lê Văn Duyệt cũng chỉ mới là Vệ úy Vệ Diệu Võ của quân Thần Sách.
+ Tháng Sáu năm Mậu Ngọ 1798, Chiêu làm Vệ úy Vệ Dương Võ của quân Thần Sách.
+ Tháng Chín năm Kỷ Mùi 1799, Từ Văn Chiêu làm Thống chế Hữu Đồn của quân Ngự Lâm, là lực lượng vừa thành lập sau khi quân Nam chiếm lấy Quy Nhơn. Phiên hiệu quân Ngự Lâm được tổ chức giống như quân Thần Sách. Lúc bấy giờ Lê Chất là Thống chế Tả Đồn.
+ Tháng Bảy năm Canh Thân 1800, Từ Văn Chiêu đem 500 quân bản bộ quay trở lại với nhà Tây Sơn. Kể từ đây quân Nam thất điên bát đảo với Từ Văn Chiêu.
Trận Chợ Dã (vùng Bình Thạnh, Quy Nhơn bây giờ), Chiêu kịch liệt chặn cánh quân Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt không tiến lên được thành Bình Định giải vây cho Võ Tánh.
Trận Càn Dương (xã Cát Tiến bây giờ), Chiêu bắt sống Thống chế Phan Văn Kỳ và Vệ úy Nguyễn Văn Trí, giết tại trận 2 Vệ úy là Hoàng Phước Bảo và Hoàng Văn Tứ.
Trận Tân Quan (Thị xã Hoài Nhơn bây giờ), Chiêu phục binh ở Hang Dơi bắt giết Trung dinh quân Thần Sách Đô Thống chế Tống Viết Phước…
Quân Gia Định ai cũng căm hận Từ Văn Chiêu.
Sau Chiêu bị bắt với các tướng cùng Trần Quang Diệu lúc chạy ra Nghệ An. Từ Văn Chiêu bị giết ngay trong ngục vào tháng Sáu năm 1802.
● Từ Văn Tú ôm mối hoài bão triều Thái Đức mà chết vì kế ly gián của Nguyễn Ánh. Từ Văn Chiêu bị giết không cần chờ đem về Phú Xuân để dâng lễ hiến phù, như các tướng nhà Tây Sơn khác đã bị vào tháng Chạp 1802. Ngậm ngùi thay cho hai viên tướng họ Từ.
...
Nguồn : QuangTrung BinhKhe, Lâm Nguyệt Nữ
.
(Bức họa cổ thờ ở Từ Đường Họ Từ làng Trường Định)

CẤP HÀNH CHÁNH ĐỊA PHƯƠNG CỦA BÌNH ĐỊNH XƯA

CẤP HÀNH CHÁNH ĐỊA PHƯƠNG CỦA BÌNH ĐỊNH XƯA
Về cấp hành chánh địa phương ở Bình Định, sau khi chiếm lấy thành Đồ Bàn của người Chiêm, triều Lê lập các Đạo Thừa tuyên trên cơ sở các Lộ thời Trần, thời Hồ. Bình Định thời bấy giờ là phủ Hoài Nhơn thuộc Thừa Tuyên Quảng Nam. Lúc Nguyễn Hoàng vào Nam đã cải gọi Thừa tuyên thành Dinh (Doanh), thường mỗi Dinh coi sóc một phủ, nhưng Dinh Quảng Nam kế thừa nếp cũ quản lĩnh tới 3 phủ là Thăng Hoa (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Quy Nhơn (Bình Định bây giờ).
Tương đương cấp Dinh có cấp Trấn. Trấn còn dùng để chỉ cho những địa phận miền biên viễn, là đơn vị quản hạt vùng mới thiết lập. Như vào năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập Dinh, lập Phủ, ở đây có 2 Dinh là Trấn Biên (Biên Hòa) và Phiên Trấn (Gia Định), đến năm 1714, Mạc Cửu đem đất Hà Tiên xin nội phụ, Chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận, và đất nầy thành Trấn Hà Tiên của vùng phía Nam Đại Việt. Hoặc như sau nầy vào tháng Chín năm 1799, khi chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đặt Dinh Bình Định thống quản phủ Quy Nhơn (tức phủ Hoài Nhơn thời Lê), nhưng sang đến 1808 lại đổi gọi Dinh nầy là Trấn Bình Định.
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, ở Đàng Trong dưới Dinh có Phủ, dưới Phủ có nhiều Huyện, dưới Huyện có nhiều Tổng và Thuộc, dưới Thuộc và Tổng có Xã, Thôn, Phường, Ấp, Giáp, Sách, Nậu, Man, Trang…
Tổng là vùng cư dân lập ấp đã lâu đời, Thuộc là vùng mới khai phá, vỡ hoang dọc biển, ven rừng núi. Thường thì Phường ở trong Xã, Ấp ở trong Thôn, Trang là xã người Minh Hương tức cấp hành chánh quản lý người Hoa ở Việt Nam, chỉ quản lý dân không quản lý theo đất, vì bấy giờ người Hoa không được quyền đứng tên sở hữu ruộng đất ở Việt Nam. Cấp hành chánh quản lý người Hoa là Trang (tương đương Xã của người Việt), Thuộc (tương đương Tổng, Thuộc của người Việt) và Bang (tương đương Huyện của người Việt). Người Hoa do Vĩnh An trang tọa lạc ở Nước Mặn, Tuy Phước quản lý, nhưng có thể sống tại An Thái, là địa phương có An Hòa trang tọa lạc đang quản lý các họ người Hoa sinh sống nơi đây, hoặc trên Vĩnh Thạnh, hoặc tại ngay dưới Tuy Phước.
Ở Quảng Nam xưa có nhiều Thuộc chỉ gồm các Phường, có nhiều Tổng bao gồm cả Xã, Giáp, Phường, Man…
Ở Bình Định, khi Gia Long lập Địa bạ 1815, nơi đây những đơn vị hành chánh cấp thấp như Sách, Giáp, Nậu, Man không thấy nữa. Riêng Ấp vẫn còn phân biệt Ấp chánh hộ và Ấp khách hộ, là để phân biệt mức thuế điền thổ cũng như sai dư (thuế thân) có từ thời các Chúa. Dân địa phương lâu đời đã ổn định (chánh hộ) phải nộp cao hơn so với địa phương mới (khách hộ), nơi mà người khai phá còn phải luôn xê dịch hết vùng nầy đến vùng nọ.
Theo như Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết vào năm 1776, ở xứ Đàng Trong lệ thuế nộp tiền tiết liệu (nộp dịp Tết) thì hạng Tráng của Chánh hộ phải nộp giá trị 5 thưng gạo, hạng Quân 4 thưng, trong khi đó hạng Tráng của Khách hộ chỉ nộp giá trị 4 thưng, hạng Quân 3 thưng. Có sự chênh lệch trong đóng góp, nên do đây mà làng xã ngày xưa có tệ hay so bì, phân biệt đối xử với hạng khách hộ, dân ngụ cư.
Khi đến triều Minh Mệnh đã cho cải Ấp thành Thôn hết thảy, Địa bạ 1839 không còn thấy thể hiện trạng thái chánh hộ hay là khách hộ nữa.
...
Nguồn: QuangTrung BinhKhe, Lâm Nguyệt Nữ
(Bản đồ Tp Qui Nhơn năm 1930)