Trang chủ

Dòng tiền mặt thời khủng hoảng là vua.

Dòng tiền mặt thời khủng hoảng là vua.

Khi làm kinh doanh, chúng ta thường đối mặt với những rủi ro, nhưng khái quát thì nó có 3 loại
Thứ nhất: rủi ro đến từ bên trong nội bộ công ty, anh em nhân viên
ví dụ: có bạn làm ẩu, cẩu thả sai sót khi đưa sản phẩm đến khách hàng
Thứ 2: rủi ro đến từ pháp lý, nhà nước
Thứ 3: là khủng hoảng từ bên ngoài
ví dụ: như tình hình virus corona
Ngày nay, với công nghê truyền thông, một chút rủi ro sẽ làm ta công ty ta khủng hoảng và chết rất nhanh.

Với mùa dịch corona này, là một khủng hoảng không dự đoán được, nó đến quá bất ngờ và khốc liệt, đúng ngay lúc chúng ta đang nghỉ ăn tết.
Những lúc này, bắt buộc phải có tiền mặt, nếu muốn vượt qua khủng hoảng, bởi các chi phí để di trì, trong khi lại không biết thời gian kết thúc, cũng như mất một thời gian sau dịch để phục hồi.
Đến chừng nào, chúng ta chưa có vắc xin, thì dịch vẫn còn, dù việt nam mình có khống chế tốt thế nào đi chăng nữa. Nền kinh tế vẫn phải mở cửa , giao thương với quóc tế, thì sự đe dọa đó vẫn còn.


Vì vậy doanh nghiệp, luôn phải để dành một khoảng tiền năm chơi không, chỉ để đối phó với rủi ro, hoặc nó là một loại tài sản mà có thể biến thành tiền mặt rất nhanh , có thể đó là vàng, hoặc tài khoản tiết kiệm.

Nếu không có khoảng tiền nằm ở không này, doanh nghiệp chúng ta sẽ chết.


Những rủi ro khi kinh doanh cửa hàng ăn uống


Nói đến việc kinh doanh cửa hàng ăn uống, ngoài những bài học thành công, những chuỗi cửa hàng, những người giàu từ kinh doanh ăn uống.
Nhưng với những người khi mới bắt đầu, thì việc để tạo nên thành công, làm ăn có lợi nhuận thì sẽ cần ở bạn rất nhiều nổ lực và kỹ năng.


Nhưng vẫn có những trường hợp, mới năm nay làm ăn rất tốt, khách đông nghịt, tự dưng năm sau quay lại thì thấy chuyển đi đâu mất tiêu.
Đó là những rủi ro thường gặp khi chúng ta kinh doanh lĩnh vực này.
Cùng điểm qua những rủi ro rình rập nhé.


Thứ nhất, đó là giá thuê mặt bằng cao, vị trí càng đắt điạ thì giá thuê càng cao, và giá thuê có khi biến động theo từng năm. Giá thuê mỗi năm tăng cao, khiến định phí tăng vọt, nhiều lúc vượt qua khả năng thích ứng của chúng ta.

 

Những rủi ro thường gặp


Thứ hai, là thời gian cho thuê ngắn, với lĩnh vực ăn uống, việc khách quen là rất quan trọng, khách quen tạo ra lợi nhuận, bởi khách quen thường không tốn chi phí marketing mà còn giúp ta marketing , giới thiệu bạn bè, người thân đến. Nhưng việc thời gian thuê không lâu dài, khiến chúng ta ảnh hưởng lớn.


Thứ 3, giá nguyên liệu tăng cao và có nhiều biến động khó lường, ví dụ như là các nguồn thịt lợn có năm gia từ 50 ngàn lên 200 ngàn, lên 400% như vậy, thì đa phần chúng ta sẽ nín thở, gây ra những rủi ro tìm ẩn.


Thứ 4 là nhân sự làm ở lĩnh vực này thường không xem đó là công việc chính, là nghề, đó chỉ là sự làm việc tạm thời, dẫn đến việc đào tạo văn hóa phục vụ khó khăn, sự nhảy việc liên tục, ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của mình.


Thứ 5 đó là, việc môi trường thay đổi quá nhanh, chúng ta chậm phản ứng, chỉ cần thiếu nhạy bén một chút, có khi qua ngày mai chúng ta không còn tồn tại, ví dụ như, mới ngày nào việc giao nhận đồ ăn là hiếm, là khó khăn, thì nay khách hàng ở tận nhà, shiper giao đến tận răng, việc kinh doanh chỉ tập trung ở một địa điểm mặt bằng, thì thật khó khăn.


Ngoài ra, còn rất nhiều những rủi ro khác, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cửa hàng ăn uống.
 

Các bước lập dự án kinh doanh cửa hàng ăn uống

Khi bạn muốn kinh doanh cửa hàng ăn uống, nhưng trước khi bắt đầu, hãy lập cho mình kế hoạch, nhớ hãy viết ra giấy rõ ràng, không phải là kế hoạch trong suy nghĩ nhé.

Mình dành cả thanh xuân để thực hiện công việc kinh doanh này, chứng kiến biết bao người mất tiền chỉ vì những lỗi rất cơ bản trong kinh doanh cửa hàng ăn uống.


Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ đầu tiên là xác định được mình muốn bán cái gì, sản phẩm của bạn có đáp ứng tiêu chí sản phẩm kinh doanh cửa hàng không, như là món đó có ăn được nhiều bữa trong ngày không, có mang đi được không.... các tiêu chí này, đã có riêng một bài rồi nhé.

Thứ 2 , bạn có bao nhiêu vốn trong tay, cái này rất quan trong, bởi khi khởi sự, tiền sẽ là yếu tố bạn chi ra đầu tiên. Riêng với lĩnh vực này, là phải có tiền nhé.

Tiếp theo là bạn có thể huy động thêm được bao nhiêu vốn, để phòng trường hợp nếu như kết quả kinh doanh chưa đạt như bạn muốn, nhưng bạn vẫn muốn di trì bởi bạn có được kế hoạch, nhưng chỉ cần thêm xíu nữa là bắt đầu có lợi nhuận .

Thứ 3, bạn có xác định được, muốn phục vụ cho đối tượng nào chưa, tức sản phẩm, món ăn, thức uống của mình phục vụ cho phân khúc khách hàng nào, đừng nghĩ đồ ăn thức uống, ai mà chẳng ăn được. Khi xác định được rồi, bước đi của bạn sẽ rõ ràng hơn, ít tốn thời gian và chi phí hơn.

Thứ 4, bạn có cách nào để tiếp cận, tiếp thị đến đối tượng khách hàng đó chưa , và bạn có mấy phương thức có thể đưa sản phẩm mình đến họ, phải vạch ra những phương thức, và loại dần nó để tìm ra những phương thức hiệu quả nhất. Đồng thời, xác định được phân khúc khách hàng đó, họ đang ở đâu, để ta có thể dịch chuyển đến với họ.

Nếu muốn làm, thì với số vốn đó, mình thuê được cửa hàng ở gần họ không, với số vốn mình có, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị mọi thứ ở khu vực đó không, khu vực khác nhau, chi phí sẽ rất khác nhau nhé.

Thứ 5, bạn có thế mạnh, hay kinh nghiệm gì trong việc quản lý cửa hàng không. Hãy tự hỏi mình, nếu thấy chưa có, thì hãy tìm cách để học hỏi, làm sao nhất định mình phải có thế mạnh trong chính lĩnh vực mình đang làm.
Thứ 6, nếu mình thất bại thì sao, những hệ quả xấu nhất khi thất bại là gì, có ảnh hưởng gì không, mình có thể chịu được hệ quả xấu nhất đó không, mọi thứ trong cuộc sống, từ tiền bạc, gia đình, quan hệ,,,,, khi đã tính đến tình huống khó khăn nhất , mình vẫn chịu được, thì mình tiến hành. Còn không, hãy thay đổi hướng khác, kế hoạch khác nhé.
Thứ 7, Bạn có đủ nghị lực và kiên trì làm trong bao lâu, bạn cam kết chứ, bởi không đi đến cùng, kết quả sẽ chẳng xuất hiện, nếu bạn bỏ giữa chừng, thì bao nhiêu thứ từ lúc bắt đầu, có khi sẽ về số không.
Khi bạn đã xác định được những bước này, thì kế hoạch của mình cũng bắt đầu tạm ổn, đã có đường hướng, việc chúng ta là thực thi thôi.


Kinh doanh cửa hàng ăn uống cần giấy tờ gì

  • Nhiều bạn khi mới  bắt đầu làm, thì cũng hơi phân vân, và cũng chẳng biết phải làm sao, lỡ có cơ quan nhà nước tới thì như thế nào, thì các bạn nên tìm hiểu kỹ nhé. Nếu không biết, thì các cơ quan sẽ nhắc nhở , chúng ta phải thực hiện ngay cho đúng.

Nếu bạn mở ở trong hẻm nhỏ, khách hàng lưa thưa, thì các bạn vẫn phải làm nhé, bởi ít khách quá, nên họ bỏ qua cho làm, chứ lúc đông lên thì sẽ mệt, bởi theo nguyên tắc là khi làm, bạn phải có đầy đủ giấy tờ.

Còn khi bạn ra cửa hàng mặt tiền, thì cơ quan sẽ đến hỏi bạn ngay 2 giấy tờ này.


Một là giấy phép đăng ký kinh doanh, hai là giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều chỗ vi vu, chỉ hỏi giấy phép kinh doanh, nhớ là vi vu nhé, chứ đúng là phải có thêm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bạn mới có đủ điều kiện để hoạt động cửa hàng ăn uống.

Về giấy phép đăng ký kinh doanh, thì bạn có 2 hình thức, một là bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hay doanh nghiệp đều được.

Các thủ tục đăng ký, bạn  số thể tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Khác nhau cơ bản ở đây là, hộ kinh doanh bạn sẽ đóng thuế khoán, cứ 1 tháng khoán nhiêu đó, thì bạn mang lên đóng ở phường, khoán bao nhiêu thì Thuỳ thuộc vào doanh thu cửa hàng và cách bạn làm việc, bạn hãy tham khảo thêm nhé.

Còn doanh nghiệp thì chúng có có thể mở rộng được, có tư các pháp nhân, doanh nghiệp thì phải báo cáo thuế, nộp thế,,, sẽ phức tạp hơn và có khi phải cần thêm nhân viên kế toán để làm công việc này.

Về giấy thứ 2 đó là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, phần này là do sở y tế và ban quản lý an toàn thực phẩm phụ trách.

 Giấy này, các bạn có thể tìm hiểu thêm để thực hiện, lần đầu, các bạn không biết, thì nên nhờ dịch vụ hướng dẫn set up khu bếp, về chỗ phân bố nấu nướng, quầy, thực phẩm chín, sống, quy trình,,, hoặc tự bạn thực hiện cũng được, nhưng sẽ hơi bối rối một chút.

Có đủ hai giấy này, coi như bạn đủ giấy phép mở cửa hàng ăn uống, hoạt động.

Mình từng trải qua các công việc này, nhưng nói chung, theo kinh nghiệp của mình, thì mình sẽ thuê dịch vụ làm các thủ tục này, để mình có thời gian để làm marketing và đào tạo đội ngũ bán hàng.

Chúc các bạn thành công.


Cách thu hút khách hàng miễn phí để kinh doanh cửa hàng ăn thành công


Khách hàng Chính là nguồn thu nhập cho doanh nghiệp, khách hàng bỏ cho bạn bao nhiêu tiền, khách hàng có hạnh phúc và cảm thấy được hời khi bỏ tiền cho sản phẩm của bạn hay không, phụ thuộc nhiều vào cách mà bạn phục vụ khách hàng.

Nhưng làm sao để có thật nhiều khách hàng mà chi phí là nhỏ nhất, thì đó là bạn đã thành công , nhớ nhé, có khách, nhưng chi phí để có khách hàng là nhỏ nhất có thể.

Nhiều trường hợp, khách hàng rất đông, nhưng chi phí để khách biết đến là quá cao, dẫn đến vẫn thất bại như thường. 

Người ta thường nói, khách mà mua lần 1, thì coi như ta huề vốn, mua lại lần 2 là có lời, mua lại lần n là tuyệt. Để khách mua đi, mua lại nhiều lần, thì đó là cả quá trình chúng ta phục vụ , làm việc nhé.

Trước mắt, là làm sao để có thật nhiều khách hàng, tức khách hàng biết đến chúng ta thật nhiều, nhưng chi phí vẫn là thấp nhất để ta có dòng tiền trong thời gian bạn đầu mở cửa hàng.

Cùng điểm qua một vài nơi, khách hàng tập trung, chúng ta dễ tiếp cận nhé


Thứ nhất, khách ở trên Internet, ngày nay công nghệ phát triển, và khách đang dần ở trên online rất nhiều, và các bác google thì rất hào phóng, chúng ta có thể tạo 1 blog, website miễn phí, đăng hoạt động, tên, hình ảnh cửa hàng mình lên các trang rao vặt , trang vàng miễn phí.

Thứ 2, quay video, up lên youtube hoạt động, không gian ... của cửa hàng mình.

Thứ 3, tận dụng tối đa các mạng xã hội, Facebook , zalo, tiktok, intagram, tango, viber, wechat,bigolive,,,,, khách hàng ở trên đây rất nhiều, nhiều hơn cả cái chợ hồi xưa.

Trước mắt, cứ tận dụng và làm miễn phí hết nhé, khi nào có dòng tiền rồi, dần ta trả phí làm để tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

Tiếp đến, để cửa hàng đông khách, ta không thể bỏ qua các khách hàng quanh ta, gần nơi ta mở, tỉ lệ họ đến cao hơn rất nhiều nhé, bằng các voucher, tờ rơi, băng rôn... 

Khách hàng có ở các siêu ứng dụng như Grab, goviet.... các sàn thương mại điện tử như hotdeal, a đây rồi, bằng cách chương trình, evoucher để khách hàng họ về.

Ngoài ra còn có khách ở các ví điện tử, nơi mà tương lại sau này sẽ trở nên thông dụng, không còn là tiền mặt nữa....



Marketing là hơi thở của cửa hàng chúng ta nhé, tắt thở là hết đấy, nên hãy dồn Công sức vào nó. Còn thở là còn sống nhé.

Chúc chúng ta thành công.