Đến lúc mới ra làm, tôi cùng làm chung với hai người bạn và một đứa em, làm không công, làm không được chia gì cả, bởi khởi nghiệp mà, có gì đâu mà chia, có gì đâu mà trả lương, chỉ là tình bạn, là sự giúp đỡ. Giúp tao thực hiện dự án này đi, bây giờ tao không có gì cả. Cố gắng làm với tao tới cùng, mình sẽ cùng chia nhau.
Lãnh đạo ở giai đoạn khởi nghiệp, bởi cảm giác lãnh đạo cao hơn, doanh nghiệp lớn hơn thì tôi chưa trải qua, nhưng ở giai đoạn khởi nghiệp là tôi cảm nhận được như thế. Có lẻ là vì tính chất công việc, nên ai đã một lần thử vào vị trí đấy, bạn sẽ hiểu.
Niềm tin ở đâu, để tôi mang hương vị ấy ra khỏi ao làng, một mình tôi ư. Tất nhiên là không phải mình tôi. Đó là khách hàng, những người con Xứ Nẫu, những người thầy, những anh chị đồng hương, đang âm thầm giúp đỡ tôi. Họ nhắc nhở tôi, họ chỉ tôi cách làm, chỉ tôi có trách nhiệm với hai từ " Tây Sơn". Họ sẵn sàng giành ra thời gian quý báu của mình để ngồi và chỉ cho tôi cách làm, cách đi. Họ cho tôi hiểu rõ hơn về nguồn gốc, lịch sử và giá trị của món ăn đấy.
Nhưng có một điều lạ là, khi mình bước chân vào Sài Gòn để học, mình thèm bánh, dù có mang bánh tráng vào, nhưng cũng không thể nào làm ra được cái hương vị quê ấy, mà mỗi lần làm thì rất cực, bởi Bánh cuốn Tây Sơn muốn ngon, phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu rất công phu. Lúc bấy giờ, tìm nát cái đất Sài Gòn cũng không ai bán. Thèm thì ráng mà chịu, để khi về quê mới được ăn. Ý tưởng mang hương vị Bánh cuốn Tây Sơn ra khỏi ao làng cũng bắt đầu từ đó.
Để doanh nghiệp phát triển, đôi lúc chúng ta cần vận hành như đội bóng, còn sử dụng nhân viên đó, khi nhân viên đó còn làm viễc hiệu quả, còn yêu nghề, còn đam mê. Nếu không đảm bảo được điều này, dù là nhân viên đó lâu năm cỡ nào, thì cũng phải sa thải. Bởi lẽ đó là vì sự phát triển của công ty. Thật khó với những quyết định nhân sự như vậy.