Học làm sếp

là việc bạn phải sống, làm việc, hành động sao cho đáng từ sếp, việc bạn tu thân, rèn luyện bản thân mình

Nhân viên gọi bạn là sếp, hãy thử hỏi có bao nhiêu bạn gọi sếp là từ trái tim, hay họ gọi sếp từ cuốn họng trở lên. Đơn giản, bạn phải biết mình như thế nào, và làm sao để họ gọi từ trái tim, chứ không phải là bạn đang giữ chén cơm, công việc của họ, mà họ gọi bạn là sếp.


Với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, con người và nhân sự là mục tiêu và ưu tiên hàng đầu để đầu tư và phát triển. Sức mạnh của cả tập thể công ty, được tính bằng sức mạnh của thành viên yếu nhất.


Và với ngành kinh doanh F&B này, mình hiểu rất rõ, tầm quan trọng của con người, nó quyết định tất cả. Dù bạn có ý tưởng tốt đến đâu, khát khao cháy bỏng đến cỡ nào, mà đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp ở cửa hàng không nắm được, là việc của bạn trở nên lỡ dỡ ngay.



Chỉ cần một vài cá nhân phá thôi, dù vô tình hay cố ý, bạn sẽ bị sụp ngay, nó quan trọng đến mức thế ấy.

Vậy cách nào để hạn chế những rủi ro với vấn đề nhân sự, sẽ có nhiều cách khác nhau, được nhiều chuyên gia đưa giải pháp, từ vấn đề tuyển chọn, đến sàng lọc, đào tạo.... Nhưng hiện, với những doanh nghiệp nhỏ như mình, thì việc tuyển và chi phí cho đào tạo là khá thấp.


Văn hoá công ty là cái phải xây dựng ngay từ đầu, và bằng mọi giá phải tập trung vào nó, chính cái văn hoá ấy, sẽ giúp mình còn mãi trước những biến động, nhân viên còn, khi văn hoá công ty còn.

Giá trị công ty, ở mặt thương mại đó chính là thương hiệu. Ở trong nội bộ đó chính là văn hoá công ty. 

Với người làm sếp, thì làm sao để nhân viên gọi sếp từ trái tim, không phải gọi từ cuốn họng. Đó là việc chúng ta xây dựng hình ảnh cá nhân của mình ơn công ty. Nhân viên nói gì về bạn sau tấm cửa kính. Đó mới là sự thật, không phải những lời nói khi có bạn.


Bạn dần hiểu ra rồi chứ, làm sao để nhân viên vẫn gọi bạn là sếp , khi không có bạn. Đó chính là việc bạn phải sống, làm việc, hành động sao cho đáng từ sếp, việc bạn tu thân, rèn luyện bản thân mình. Mọi thứ xuất phát từ mình mà ra.


Bạn vẽ hình ảnh gì của mình, trong mắt các bạn nhân viên có thể là chân thành, hay quyết đoán , hay tận tụy, hay giỏi chuyên môn, hay tôn trọng người khác, hay công bằng ,minh bạch.... nhiều lắm


Muốn vẽ được những hình ảnh này, chính bản thân mình phải rèn luyện, từ cuộc sống , làm từ việc nhỏ tới lớn , tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Muốn có công ty tốt, phải có nhân viên tốt, muốn có nhân viên tốt thì bạn phải tốt. Muốn quản lý công ty được, bạn phải quản lý gia đình được, muốn quản lý gia đình được thì bạn phải quản lý bản thân mình được. Cứ thế, từ nhỏ tới lớn. Mà bản thân mình là điều đầu tiên phải làm trước.