Các bước lập dự án kinh doanh cửa hàng ăn uống

nếu mình thất bại thì sao, những hệ quả xấu nhất khi thất bại là gì, có ảnh hưởng gì không, mình có thể chịu được hệ quả xấu nhất đó

Khi bạn muốn kinh doanh cửa hàng ăn uống, nhưng trước khi bắt đầu, hãy lập cho mình kế hoạch, nhớ hãy viết ra giấy rõ ràng, không phải là kế hoạch trong suy nghĩ nhé.

Mình dành cả thanh xuân để thực hiện công việc kinh doanh này, chứng kiến biết bao người mất tiền chỉ vì những lỗi rất cơ bản trong kinh doanh cửa hàng ăn uống.


Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ đầu tiên là xác định được mình muốn bán cái gì, sản phẩm của bạn có đáp ứng tiêu chí sản phẩm kinh doanh cửa hàng không, như là món đó có ăn được nhiều bữa trong ngày không, có mang đi được không.... các tiêu chí này, đã có riêng một bài rồi nhé.

Thứ 2 , bạn có bao nhiêu vốn trong tay, cái này rất quan trong, bởi khi khởi sự, tiền sẽ là yếu tố bạn chi ra đầu tiên. Riêng với lĩnh vực này, là phải có tiền nhé.

Tiếp theo là bạn có thể huy động thêm được bao nhiêu vốn, để phòng trường hợp nếu như kết quả kinh doanh chưa đạt như bạn muốn, nhưng bạn vẫn muốn di trì bởi bạn có được kế hoạch, nhưng chỉ cần thêm xíu nữa là bắt đầu có lợi nhuận .

Thứ 3, bạn có xác định được, muốn phục vụ cho đối tượng nào chưa, tức sản phẩm, món ăn, thức uống của mình phục vụ cho phân khúc khách hàng nào, đừng nghĩ đồ ăn thức uống, ai mà chẳng ăn được. Khi xác định được rồi, bước đi của bạn sẽ rõ ràng hơn, ít tốn thời gian và chi phí hơn.

Thứ 4, bạn có cách nào để tiếp cận, tiếp thị đến đối tượng khách hàng đó chưa , và bạn có mấy phương thức có thể đưa sản phẩm mình đến họ, phải vạch ra những phương thức, và loại dần nó để tìm ra những phương thức hiệu quả nhất. Đồng thời, xác định được phân khúc khách hàng đó, họ đang ở đâu, để ta có thể dịch chuyển đến với họ.

Nếu muốn làm, thì với số vốn đó, mình thuê được cửa hàng ở gần họ không, với số vốn mình có, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị mọi thứ ở khu vực đó không, khu vực khác nhau, chi phí sẽ rất khác nhau nhé.

Thứ 5, bạn có thế mạnh, hay kinh nghiệm gì trong việc quản lý cửa hàng không. Hãy tự hỏi mình, nếu thấy chưa có, thì hãy tìm cách để học hỏi, làm sao nhất định mình phải có thế mạnh trong chính lĩnh vực mình đang làm.
Thứ 6, nếu mình thất bại thì sao, những hệ quả xấu nhất khi thất bại là gì, có ảnh hưởng gì không, mình có thể chịu được hệ quả xấu nhất đó không, mọi thứ trong cuộc sống, từ tiền bạc, gia đình, quan hệ,,,,, khi đã tính đến tình huống khó khăn nhất , mình vẫn chịu được, thì mình tiến hành. Còn không, hãy thay đổi hướng khác, kế hoạch khác nhé.
Thứ 7, Bạn có đủ nghị lực và kiên trì làm trong bao lâu, bạn cam kết chứ, bởi không đi đến cùng, kết quả sẽ chẳng xuất hiện, nếu bạn bỏ giữa chừng, thì bao nhiêu thứ từ lúc bắt đầu, có khi sẽ về số không.
Khi bạn đã xác định được những bước này, thì kế hoạch của mình cũng bắt đầu tạm ổn, đã có đường hướng, việc chúng ta là thực thi thôi.